(Baothanhhoa.vn) - Đình Trà Cổ được xây dựng từ thời hậu Lê, tọa lạc tại khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đây là công trình kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn đặc trưng của kiến trúc người Việt và được xem là một trong những cột mốc văn hóa thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Độc đáo lễ hội Đình Trà Cổ

Đình Trà Cổ được xây dựng từ thời hậu Lê, tọa lạc tại khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đây là công trình kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn đặc trưng của kiến trúc người Việt và được xem là một trong những cột mốc văn hóa thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc.

Nghi lễ rước thần. Ảnh: TL

Năm 1974, đình Trà Cổ đã được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia. Từ năm 2014, Đình Trà Cổ đã được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là 1 trong 12 điểm du lịch của TP Móng Cái. Từ năm 2015 tới nay, Lễ hội Đình Trà Cổ được tổ chức với quy mô cấp thành phố và ngày càng thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân và du khách.

Theo phong tục truyền thống, Lễ hội Đình Trà Cổ diễn ra từ ngày 29-5 đến 3-6 âm lịch. Phần lễ gồm nhiều nghi lễ truyền thống, như: Lễ rước kiệu nghênh thần, rước cây đèn thần và mâm hoa quả, đóng cây cai đám, gọi sổ bìa xanh, lễ chùa Vạn Linh Khánh và đền Thánh Mẫu, lễ rước cỗ của các ông đám đương nhiệm, lễ đại tế, lễ cất cây cai đám, gọi danh sách ông đám mới. Phần hội có nhiều hoạt động sôi nổi, như: Chấm thi “ông Voi”, cờ tướng, kéo co, nhảy bao bố... và các chương trình văn nghệ chào mừng.

Theo lệ xưa, trước khi vào lễ hội, làng Trà Cổ họp chọn ra 12 người, gọi là cai đám, để chuẩn bị cho lễ hội năm sau. Cai đám phải là những người trung tuổi, khỏe mạnh, biết làm ăn, có đạo đức và lối sống lành mạnh, gia đình thuận hòa, đầy đủ vợ, con, không vướng tang ma. Đáng chú ý, cho dù hoàn thành tốt nhiệm vụ thì mỗi người chỉ được vinh dự làm cai đám một lần trong đời. Từ đầu năm, mỗi cai đám sẽ nuôi một con lợn. Sau khi mua về nhà, chú lợn này không gọi là lợn nữa mà được gọi là “Ông Voi”, được coi như linh vật của thần. “Ông Voi” được chăm sóc chu đáo, ăn ngon, ngủ có mắc màn để tránh ruồi, muỗi. Chiều 29-5 (âm lịch), sau lễ tế gia tiên, các cai đám sẽ dùng cũi sơn đỏ có mái che nắng rước “Ông Voi” đã được tắm rửa sạch sẽ ra xếp thành hàng trước sân đình để chầu thần. Sau lễ tế cáo yết thần, ban tổ chức lễ hội sẽ dùng thước đo từ đầu đến đuôi, đo vòng cổ, cân nặng từng “ông”. “Ông” nào cân nặng nhất, thân dài nhất, vòng cổ to nhất, đẹp nhất sẽ giành giải nhất. Ngay sau phần chấm giải, các “Ông Voi” trở lại là những chú lợn bình thường, gia đình đưa về nhà giết thịt khao họ hàng. Trong suốt những ngày hội đình, các cai đám sẽ phải túc trực ở đình, cùng ban tổ chức lo các việc cúng lễ, đèn nhang cho đến khi xong hội mới thôi.

Đến sáng mùng 1-6 (âm lịch) là lễ rước kiệu nghênh thần với nghi thức rất đặc sắc. Có đội quân đi đầu cầm mã tấu, kiếm, chùy, cờ thần, bát âm, tiếp đến là người cầm cờ vía mặc áo đỏ, đai lưng thêu rồng, phượng lộng lẫy. 12 cai đám mới được bầu cho lễ hội năm sau đảm nhiệm phần khiêng kiệu và cầm lọng đi hai bên. Đi đầu đám rước sẽ là phường bát âm, đội kèn đồng của xứ đạo Tràng Vĩ. Đám rước đi từ đình ra miếu Đôi, làm lễ cáo yết thành hoàng rồi quay trở lại đình. Dọc hai bên đường đám rước đi qua, các gia đình bày các mâm quả, sản vật biển như tôm, cua... thắp hương thành kính để tỏ lòng biết ơn trời đất, thần linh và tổ tiên năm qua đã phù hộ cho mạnh khỏe, cuộc sống ấm no, đi khơi đánh bắt được nhiều tôm, cá...


H.T tổng hợp

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]