(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm gần đây, sản xuất và tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển mạnh; công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn được các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương quan tâm thực hiện, đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị kinh tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn

Trong những năm gần đây, sản xuất và tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển mạnh; công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn được các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương quan tâm thực hiện, đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị kinh tế.

Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn

Vùng sản xuất rau an toàn xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn tập trung với diện tích 485,1 ha và đã được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP... lợi nhuận bình quân ước đạt 35 đến 40 triệu đồng/ha/vụ (sản xuất 3 vụ/năm). Cơ sở hạ tầng của các vùng sản xuất, kinh doanh rau an toàn tập trung được đầu tư xây dựng. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư sản xuất, kinh doanh theo chuỗi khép kín, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm an toàn của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Nhiều mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh, trồng rau hữu cơ... được hình thành, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Công tác kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin về nguồn gốc sản xuất được thực hiện kịp thời, đầy đủ, chính xác, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Nhằm quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, hàng năm các đơn vị có liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức lấy mẫu rau, củ, quả tại các vùng sản xuất để giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngăn chặn các sản phẩm không bảo đảm an toàn lưu thông trên thị trường. Đồng thời, thông báo kết quả đến địa phương nơi có vùng sản xuất, tiêu thụ để có biện pháp kiểm tra, truy xuất nguồn gốc và giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất. Tổ chức thực hiện các quy định trong sản xuất, chứng nhận vùng sản xuất, tiêu thụ đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cấp tem nhãn truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thực hiện thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm; truy xuất và xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đưa sản phẩm vi phạm an toàn thực phẩm ra lưu thông trên thị trường. Phối hợp chặt chẽ với ủy ban MTTQ, hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ triển khai các chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh rau quả an toàn.

Tuy nhiên, việc phát triển các vùng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều khó khăn do đặc thù canh tác của người dân nhỏ lẻ, manh mún. Nhiều khu vực sản xuất rau an toàn nằm xen lẫn với diện tích trồng lúa, ngô... nên dễ dẫn đến tình trạng nguồn nước tưới bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, không bảo đảm yêu cầu cho sản xuất rau an toàn. Phần lớn lượng rau sản xuất ra trên địa bàn tỉnh chưa qua chế biến mà được cung cấp trực tiếp ra thị trường tiêu thụ dưới nhiều hình thức. Người sản xuất tự tiêu thụ ở các chợ nội địa chiếm khoảng 60-70% sản lượng. Bán buôn và bán theo hợp đồng thỏa thuận giữa người sản xuất và đơn vị thu mua khoảng 25-35%. Một số sản phẩm rau an toàn được tiêu thụ tại các bếp ăn tập thể (trường học bán trú, bệnh viện, nhà hàng...) hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng. Để rau an toàn có chỗ đứng trên thị trường, nhất là tại các siêu thị, trung tâm thương mại, trước hết các địa phương phải tích cực thực hiện khâu liên kết tiêu thụ trước khi sản xuất đại trà, để tránh tình trạng sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, người dân các vùng chuyên canh rau an toàn chấp hành nghiêm quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, phát triển vùng rau và xây dựng thương hiệu rau an toàn. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh và địa phương để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư vào lĩnh vực này và tăng cường công tác kiểm tra, hỗ trợ cấp chứng nhận cho mô hình rau an toàn. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh việc xây dựng các cửa hàng, điểm giới thiệu sản phẩm các loại nông sản, thực phẩm an toàn.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]