(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, công tác an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành, địa phương tích cực, chủ động phối hợp triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả khả quan. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, hậu kiểm được đẩy mạnh. Trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh đã thành lập 33 đoàn kiểm tra liên ngành trong các đợt cao điểm về ATTP như Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân, Tháng hành động vì ATTP, mùa du lịch, Tết Trung thu, thực hiện kiểm tra 569 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 90 cơ sở vi phạm (chiếm 15,82%), phạt tiền 88 cơ sở với số tiền gần 550 triệu đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Thời gian qua, công tác an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành, địa phương tích cực, chủ động phối hợp triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả khả quan. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, hậu kiểm được đẩy mạnh. Trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh đã thành lập 33 đoàn kiểm tra liên ngành trong các đợt cao điểm về ATTP như Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân, Tháng hành động vì ATTP, mùa du lịch, Tết Trung thu, thực hiện kiểm tra 569 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 90 cơ sở vi phạm (chiếm 15,82%), phạt tiền 88 cơ sở với số tiền gần 550 triệu đồng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Công tác phối hợp liên ngành trong kiểm tra công tác bảo đảm ATTP được tăng cường vào các dịp lễ, tết.

Cùng với đó, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đã thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra đột xuất đối với 2.103 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 279 cơ sở vi phạm (chiếm 7,57%), phạt tiền 265 cơ sở với số tiền gần 1,15 tỷ đồng. Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra, xử lý 1.938 vụ vi phạm về ATTP, xử phạt nộp ngân sách Nhà nước gần 6,8 tỷ đồng; tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá gần 1,3 tỷ đồng. Công an tỉnh phát hiện, kiểm tra và xử lý 179 vụ việc vi phạm về ATTP, xử phạt vi phạm trên 500 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy 48.119 kg hàng hóa thực phẩm, nội tạng và sản phẩm động vật, 4.165 bánh trung thu hết hạn sử dụng, 344 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi và lở mồm long móng, 14.200 kg lợn không rõ nguồn gốc... UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiểm tra liên ngành, chuyên ngành ATTP đối với 43.582 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát hiện 5.163 cơ sở vi phạm (chiếm 11,85%), phạt tiền 2.365 cơ sở với số tiền trên 4,65 tỷ đồng, nhắc nhở, cảnh cáo 2.798 cơ sở.

Các nội dung vi phạm chủ yếu được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đó là: Điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị không đáp ứng yêu cầu; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; bảo quản thực phẩm, thực hành ATTP không đúng quy định; kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; không thực hiện kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn không đúng quy định...

Về hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp đưa vào sản xuất thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với 1.184 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, phát hiện và xử lý 108 cơ sở vi phạm (chiếm 9,1%) với tổng số tiền xử phạt gần 630 triệu đồng.

Trong 3 năm qua, Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tiến hành 4 đợt kiểm tra tại 27 huyện, thị xã, thành phố về việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh giao đối với công tác đảm bảo ATTP; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh phê bình chủ tịch UBND 11 huyện, thị xã chưa tổ chức triển khai hoặc tổ chức triển khai thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về ATTP được giao.

Công tác kiểm soát, ngăn ngừa sử dụng chất cấm, kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật đã được các cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP tích cực triển khai thực hiện; chủ động lấy mẫu để giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, kịp thời ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường. Sở Y tế đã lấy 5.727 mẫu thực phẩm để giám sát, phát hiện 94 mẫu vi phạm (chiếm 1,64%; giảm 3,86% so với năm 2016). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lấy 5.745 mẫu giám sát đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản, phát hiện 340 mẫu vi phạm (chiếm 5,91%; giảm 11,53% so với năm 2016); không phát hiện chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh cấm trong mẫu thịt gia súc, gia cầm... Các cơ quan quản lý cấp huyện lấy 4.903 mẫu giám sát ATTP, phát hiện 262 mẫu vi phạm (chiếm 5,34%).

Trong thời gian tới, các ngành chức năng sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp liên ngành và chuyên ngành trong kiểm tra công tác đảm bảo ATTP, thực hiện xử lý các cơ sở vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật. Đồng thời tăng cường quản lý khâu lưu thông hàng hóa, phòng chống hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng ATTP trên địa bàn.

Bài và ảnh: Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]