(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, toàn tỉnh có 665 trang trại chăn nuôi tập trung có quy mô vừa và nhỏ. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại các cơ sở, sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang được các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội quan tâm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quản lý, kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản

Hiện nay, toàn tỉnh có 665 trang trại chăn nuôi tập trung có quy mô vừa và nhỏ. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại các cơ sở, sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang được các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội quan tâm.

Quản lý, kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản

Thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm bày bán trong Siêu thị Coopmart được người tiêu dùng ưa chuộng.

Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường và chính quyền các địa phương đã tăng cường phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền tới nhân dân về tác hại, thiệt hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Đồng thời, thực hiện tuyên truyền về việc xây dựng các cơ sở bảo đảm VSATTP thông qua chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Thông qua các website, đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin, phản ánh của quần chúng nhân dân về các điểm vi phạm điều kiện về VSATTP, những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm chất lượng... Thông qua công tác tuyên truyền đã hình thành tư duy, tạo chuyển biến về nhận thức cho người dân và trở thành phong trào sâu rộng; nêu cao trách nhiệm của cán bộ, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh về bảo đảm VSATTP nông, lâm, thủy sản, nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm bảo đảm chất lượng ATTP.

Ngoài ra, trong năm 2018, các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã thanh tra, kiểm tra đột xuất gần 13.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; trong đó, phát hiện 1.381 cơ sở vi phạm điều kiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm ATTP. Bên cạnh việc tuyên truyền, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, tỉnh ta đã thực hiện hỗ trợ, xây dựng phát triển các cơ sở, mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Việc hỗ trợ đã giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh hình thành được 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, xã, với diện tích 444,3 ha chuyên sản xuất các loại nông sản bảo đảm ATTP, 5 vùng chăn nuôi lợn an toàn nông hộ theo tiêu chuẩn VietGAP, với sự tham gia của gần 2.000 hộ chăn nuôi; 3 cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 25 ha; 334 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và 191 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn được các cấp thẩm quyền cấp phép, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, tỉnh ta còn thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp an toàn của 20 doanh nghiệp, 25 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh ta góp phần nâng cao tính tự giác, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc bảo đảm chất lượng nông, lâm, thủy sản. Một số cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo chuỗi khép kín, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường thông qua hệ thống tem xác nhận nguồn gốc thực phẩm, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của người tiêu dùng.

Để nâng cao hơn nữa công tác quản lý kiểm soát chất lượng nông lâm thủy sản, trong hội nghị tổng kết công tác ATTP năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền nhấn mạnh: Trong thời gian tới, cùng với việc tuyên truyền, đoàn thanh tra liên ngành, chuyên ngành của tỉnh cần duy trì giám sát, chứng nhận các điều kiện VSATTP, hệ thống quản lý chất thượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GMP, HACCP... cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; thực hiện xác nhận sản phẩm chuỗi thực phẩm an toàn theo quy định. Đồng thời, tăng cường công tác lấy mẫu giám sát ATTP, nhất là đối với thực phẩm tươi sống nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo nguy cơ mất ATTP. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành, đơn vị cần tăng cường phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp về vận động, giám sát bảo đảm ATTP giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài Và Ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]