(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Quyết định 335/QĐ-UBND ngày 24-1-2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về giao chỉ tiêu thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2018, hướng tới nền nông nghiệp sạch, an toàn và phát triển bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quảng Xương quan tâm xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Thực hiện Quyết định 335/QĐ-UBND ngày 24-1-2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về giao chỉ tiêu thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2018, hướng tới nền nông nghiệp sạch, an toàn và phát triển bền vững.

Mô hình chăn nuôi gà Ai Cập đẻ trứng áp dụng quy chuẩn VietGAP của gia đình ông Lê Trí Lợi, thôn Minh Thái, xã Quảng Ninh.

Huyện Quảng Xương đã đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) giúp kiểm soát quá trình sản xuất, quản lý được chất lượng đầu ra và bảo đảm sản phẩm an toàn khi đến tay người tiêu dùng, các sản phẩm tham gia chuỗi được truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng biết rõ được nguồn gốc. Đến nay toàn huyện đã xây dựng được 8 chuỗi cung ứng TPAT (trong đó có 3 chuỗi rau an toàn, 4 chuỗi chăn nuôi và 1 chuỗi nuôi trồng thủy sản). Các chuỗi cung ứng TPAT được kiểm soát tất cả các khâu, từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm, như: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt đến thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Các công đoạn đều áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có cam kết về ATTP. Điển hình trong chuỗi cung ứng TPAT là mô hình chăn nuôi gà Ai Cập đẻ trứng áp dụng quy chuẩn VietGAP của gia đình ông Lê Trí Lợi, thôn Minh Thái (xã Quảng Ninh); mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính của ông Trần Văn Lợi, thôn Hợp Giang (xã Quảng Hợp)...

Ông Lê Trí Lợi cho biết: Trước đây, gia đình chỉ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ với hơn 100 con gia cầm các loại nên hiệu quả không cao. Nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng quan tâm hơn đến TPAT, qua tìm hiểu sách báo, tham gia các hội thảo, ông quyết định đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dụng chuồng trại với quy mô ban đầu 3.500 con gà, tỷ lệ sinh sản đạt khoảng 60 - 65% và dần dần mở rộng quy mô lên 11.000 con gà sinh sản với tỷ lệ sinh sản đạt khoảng 70%. Mặc dù chi phí đầu tư, chăn nuôi cao hơn nhưng nếu thực hiện khép kín vẫn đem lại lợi nhuận ổn định hơn. Với quy trình sản xuất bảo đảm an toàn, trứng có tem truy xuất nguồn gốc là điều kiện thuận lợi để sản phẩm của gia đình tiêu thụ ổn định tại các siêu thị, khách sạn, không còn phải lo tìm đầu ra cho sản phẩm, trung bình mỗi ngày, gia đình ông xuất bán từ 7.000 - 8.000 quả trứng.

Còn theo ông Trần Văn Lợi, thôn Hợp Giang (xã Quảng Hợp) việc tham gia mô hình chuỗi cung ứng TPAT có những lợi ích thiết thực, người mua hàng yên tâm và tin tưởng khi tiêu thụ sản phẩm bởi được dán tem truy xuất nguồn gốc, từ đó tạo được đầu ra ổn định, giúp ổn định sản xuất. Với 3,5 ha trang trại, trong đó có 3.500m2 nhà lưới, mỗi năm gia đình cung ứng cho thị trường khoảng 30 tấn rau, quả các loại.

Từ khi triển khai được các chuỗi cung ứng TPAT, đã nhận được tín hiệu tốt từ phía nhà cung ứng nguyên liệu đến người tiêu dùng. Tham gia chuỗi, mô hình sẽ được quản lý chất lượng tất cả các khâu từ nuôi trồng, khai thác, sơ chế và chế biến... theo một quy trình khép kín từ trang trại đến bàn ăn. Lợi ích của việc tham gia mô hình chuỗi là có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn, truy xuất được nguồn gốc, xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm. Khi chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ hình thành, ngoài người tiêu dùng nhận được lợi ích, thì người sản xuất, kinh doanh cũng được đảm bảo đầu ra, tăng sản lượng và giá trị sản phẩm, ổn định sản xuất, kinh doanh.

Trao đổi với ông Lê Đại Hiệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương được biết: Việc phát triển các chuỗi cung ứng TPAT đã mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân. Trong năm 2018, huyện Quảng Xương đặt mục tiêu hoàn thiện xây dựng thêm 4 chuỗi để hoàn thành 12 chuỗi cung ứng TPAT theo kế hoạch được giao.

Tuy nhiên từ thực tế sản xuất cho thấy, khâu kết nối theo chuỗi vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Để triển khai hiệu quả mô hình này, cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, từ khâu nuôi trồng, canh tác đến thu hoạch và chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Và để mô hình chuỗi cung ứng TPAT được mở rộng, phải xã hội hóa các “mắt xích” trong chuỗi. Vì vậy, huyện Quảng Xương đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm - đây sẽ là điều kiện để huyện mở rộng quy mô các chuỗi sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện tăng cường công tác truyền thông, chính sách pháp luật về ATTP; giám sát, kiểm tra, kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm; ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc và gian lận thương mại trên địa bàn huyện; kiểm tra việc thực hiện các điều kiện bảo đảm ATTP trong toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng TPAT.


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]