(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác bảo đảm VSATTP, công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn huyện Yên Định đã có sự chuyển biến rõ nét, 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

An toàn vệ sinh thực phẩm gắn với xây dựng mô hình – nhiều cách làm hay

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác bảo đảm VSATTP, công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn huyện Yên Định đã có sự chuyển biến rõ nét, 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định.

An toàn vệ sinh thực phẩm gắn với xây dựng mô hình – nhiều cách làm haySản xuất nấm sạch của hộ dân xã Yên Phú (Yên Định).

Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”, trong đó giai đoạn 2017-2022 có mục tiêu: Nâng cao khả năng, vai trò của phụ nữ trong bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), hội LHPN các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động phù hợp, thiết thực, như: thi nấu ăn “Gia đình điểm mười” lồng ghép tuyên truyền về kỹ năng lựa chọn, chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho các bà nội trợ; vận động hội viên phụ nữ và các hộ sản xuất, kinh doanh ký cam kết sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch; truyền thông “VSATTP - vì sức khỏe cộng đồng” cho hàng nghìn lượt hội viên phụ nữ kinh doanh tại chợ trung tâm trên địa bàn toàn tỉnh nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi trong thực hiện pháp luật về kinh doanh thực phẩm an toàn cho hàng nghìn hội viên phụ nữ; thành lập 958 mô hình phụ nữ tự quản về VSATTP, xây dựng 192 mô hình kinh tế tập thể HTX, tổ hợp tác, tổ liên kết trồng rau, củ, quả, chăn nuôi bảo đảm ATVSTP... Qua đó định hướng và tạo thói quen lựa chọn, sử dụng thực phẩm sạch, an toàn cho hội viên, đồng thời hội viên trở thành những người sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn ở mỗi bữa cơm trong gia đình và ở cả các điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm, góp phần quan trọng cho sự thành công trong công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn tỉnh.

Tại xã Vạn Hòa (Nông Cống) trước đây có khoảng hơn chục hộ chuyên trồng rau bán với diện tích chưa đầy 1 ha. Từ năm 2014, được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã Vạn Hòa đã thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và mở rộng lên 3 ha. Tham gia sản xuất, các thành viên của tổ hợp tác phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về VSATTP từ khâu chuẩn bị đất, ươm giống đến chăm sóc, thu hoạch. Đến nay, sản phẩm rau an toàn của xã Vạn Thắng đã có mặt ở hầu hết các cửa hàng kinh doanh rau, củ, quả, thực phẩm sạch trên địa bàn huyện và một số địa phương trong tỉnh. Thực hiện công tác đảm bảo VSATTP, từ năm 2016 đến nay, huyện Nông Cống đã ban hành cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực hỗ trợ các tập thể, cá nhân xây dựng được 12 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, vượt 5 chuỗi so với chỉ tiêu tỉnh giao. Sự hỗ trợ của huyện là đòn bẩy để các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất bảo đảm ATVSTP. Huyện phấn đấu trong năm 2020, 100% xã, thị trấn trên địa bàn được công nhận xã, thị trấn ATTP, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng thành công huyện nông thôn mới.

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác bảo đảm VSATTP, công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn huyện Yên Định đã có sự chuyển biến rõ nét, 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định. Huyện đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về ATTP được công khai trên hệ thống truyền thanh - truyền hình huyện và niêm yết tại công sở các xã, thị trấn. Định kỳ hàng tháng, hàng quý ban chỉ đạo VSATTP huyện họp giao ban nắm bắt tình hình, tiến độ thực hiện các tiêu chí thông qua các giải pháp tháo gỡ các nội dung còn hạn chế. Thành viên ban chỉ đạo tăng cường đi cơ sở đôn đốc các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện chỉ tiêu được giao. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm được tăng cường...

ATVSTP gắn với xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng xã đạt ATTP. Trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo, định hướng chung của tỉnh, ngành, các đơn vị, địa phương lựa chọn cách làm phù hợp, sáng tạo để công tác bảo đảm ATVSTP thực sự đạt hiệu quả, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”. Hiện nay, nhiều đơn vị đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh bảo đảm ATVSTP được đơn vị chức năng cấp giấy chứng nhận. ATVSTP là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, ngành, trong đó có vai trò trách nhiệm của người đứng đầu mỗi cấp, nhất là cấp cơ sở và chủ các cơ sở sản xuất rất quan trọng. Để làm tốt công tác này, cần phân công rõ người, rõ việc, tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, chủ động điều phối nguồn lực, đồng thời giải quyết tận gốc vấn đề ATTP; khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế, rà soát lại những việc, nhiệm vụ cần làm để tổ chức chỉ đạo thực hiện, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu được giao...

Bài và ảnh: Hà Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]