(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu xây dựng và triển khai sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), đồng thời củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng nòng cốt làm công tác an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, Công an tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 01 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”, đồng thời triển khai thí điểm Đề án “Củng cố tổ chức ban chỉ đạo ANTT và các mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhìn lại 10 năm thực hiện Đề án 375, Chỉ thị số 10 của ubnd tỉnh về xây dựng “Khu dân cư an toàn về an ninh trật tự”

Với mục tiêu xây dựng và triển khai sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), đồng thời củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng nòng cốt làm công tác an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, Công an tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 01 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”, đồng thời triển khai thí điểm Đề án “Củng cố tổ chức ban chỉ đạo ANTT và các mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở”.

Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an tỉnh và Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ngô Tôn Tẫn ký quy chế phối hợp về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong công nhân, viên chức, lao động”, giai đoạn 2018 – 2023.

Sau gần 2 năm (2006 - 2008) tổ chức triển khai xây dựng thí điểm tại 12 xã, thị trấn trên địa bàn 6 huyện: Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Tĩnh Gia, Quảng Xương và Như Thanh, ngày 14-2-2008, Công an tỉnh đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 375 phê duyệt Đề án “Củng cố tổ chức ban chỉ đạo ANTT và các mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở” và Quyết định số 378 ban hành quy định về “Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban chỉ đạo ANTT xã, phường, thị trấn, tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố và tổ ANTT ở khu dân cư” (gọi tắt là Đề án 375). Tiếp đó, tháng 3-2008 UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10 về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT”. Nội dung cơ bản của Đề án 375 và Chỉ thị số 10 là: Xây dựng, củng cố tổ chức ban chỉ đạo ANTT xã, phường, thị trấn; tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố; tổ an ninh xã hội (ANXH) ở khu dân cư. Phát động phong trào toàn dân đăng ký, cam kết làm nhiều việc tốt về ANTT với chủ đề “Từng người, từng nhà, từng cơ quan, đơn vị, trường học hãy làm nhiều việc tốt về ANTT”. Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động các phong trào và mô hình quần chúng tự quản về ANTT ở khu dân cư. Tập trung chỉ đạo giải quyết những tình hình, vụ việc phức tạp, nổi cộm về ANTT tại cơ sở. Phát hiện, tham mưu đề xuất giải quyết những tồn tại, yếu kém, để xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở thực sự vững mạnh.

Đề án 375, Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh được xác định là chủ trương lớn, có tầm chiến lược quan trọng trong việc phát huy sức mạnh to lớn của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn dân trên mặt trận giữ gìn ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong tình hình mới. Do đó, trong suốt 10 năm qua (2008 - 2018), phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh đã phát triển ngày càng sâu rộng. Nhiều mô hình tự quản về ANTT ở cơ sở đã được xây dựng và nhân rộng.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án 375, Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh, công tác tuyên truyền đã được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng. Trong đó, Ban Chỉ đạo 138 các cấp đã tổ chức hơn 39.000 hội nghị, gần 385.000 cuộc họp dân với hơn 3 triệu lượt người tham gia; in ấn, phát hành hơn 100.000 cuốn tài liệu phục vụ cho công tác hướng dẫn, triển khai, thực hiện của cán bộ cốt cán từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn và tài liệu tuyên truyền xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT cấp phát đến từng thôn, bản, khu phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức hơn 13.000 buổi tuyên truyền lưu động, gần 280.000 lượt tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn và các phương tiện thông tin đại chúng về xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT; kẻ vẽ hơn 32.500 khẩu hiệu, panô, áp phich. Ban Chỉ đạo 138 các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức thành công nhiều cuộc thi tìm hiểu về “Xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT” dưới nhiều hình thức như: Sân khấu hóa; hội thi ban chỉ đạo ANTT xã, phường, thị trấn giỏi; giao lưu các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ... thu hút hàng vạn lượt người tham gia.

Việc kiện toàn ban chỉ đạo ANTT và các lực lượng nòng cốt làm công tác ANTT tại cơ sở được xác định là khâu đổi mới quan trọng trong việc thực hiện đề án. Cho đến nay, toàn tỉnh đã thành lập, củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động 635 ban chỉ đạo ANTT ở 635 xã, phường, thị trấn với 12.998 thành viên; 5.727 tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố, với 16.857 thành viên; 35.293 tổ ANXH với hơn 1 triệu thành viên là các hộ gia đình tham gia (chiếm 94% tổng số hộ gia đình trong toàn tỉnh); tổ chức cho 100% thôn, bản, khu phố, tổ bảo vệ ANTT, tổ ANXH; gần 2 triệu lượt hộ gia đình, hơn 2 triệu cá nhân và hơn 20.800 lượt cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đăng ký, cam kết làm nhiều việc tốt về ANTT.

Trong quá trình hoạt động, ban chỉ đạo ANTT ở xã, phường, thị trấn; tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố và tổ ANXH ở khu dân cư đã luôn phát huy vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở. Trong đó, lực lượng bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố và các tổ ANXH đã thực sự là “cánh tay nối dài” của chính quyền và công an xã, thị trấn trong việc tuyên truyền và đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Đây cũng là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT tại địa bàn dân cư. Từ năm 2008 đến nay, các lực lượng này đã phát hiện và trực tiếp giải quyết gần 28.000 vụ việc liên quan đến ANTT; cung cấp cho lực lượng công an hơn 38.000 nguồn tin về ANTT; trực tiếp hòa giải 50.811 mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, không để nảy sinh phức tạp; lập hồ sơ chuyển lực lượng công an xã, thị trấn giải quyết 17.695 vụ việc; phối hợp quản lý, giáo dục 7.293 người phạm tội tiến bộ tái hòa nhập cộng đồng.

Một trong những kết quả nổi bật đó là công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, đấu tranh, phòng chống tội phạm; quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi trên địa bàn dân cư đã được các cấp, các ngành quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động 83 mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về ANTT. Trong đó, có 5 mô hình cấp tỉnh, 10 mô hình cấp huyện, 48 mô hình cấp xã; 20 mô hình trong địa bàn vùng giáo, vùng đồng bào dân tộc. Tiêu biểu như: Mô hình “Khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội” do MTTQ tỉnh chủ trì; mô hình “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” của hội phụ nữ; mô hình “Câu lạc bộ thanh niên phòng, chống tội phạm” của Tỉnh đoàn; mô hình “1+2” và “Tổ cứu hộ tai nạn giao thông” của hội cựu chiến binh; mô hình “Tự quản đường biên cột mốc” ở các xã biên giới; “Dòng họ tự quản về ANTT” ở các huyện Hậu Lộc, Nông Cống, Thiệu Hóa; mô hình “Tổ thuyền ANXH” ở huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa; mô hình “Doanh nhân với ANTT”, “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” ở huyện Nga Sơn; mô hình “Tổ an ninh công nhân” ở TP Thanh Hóa và các huyện Cẩm Thủy, Triệu Sơn, Như Thanh; mô hình “Camera giám sát với công tác đảm bảo ANTT” ở các huyện Tĩnh Gia, Thiệu Hóa; mô hình “Liên kết đảm bảo ANTT vùng giáp ranh ở các huyện Triệu Sơn, Như Thanh”; Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục và tạo việc làm cho người được phục hồi quyền công dân trên địa bàn TP Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”...

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trên lĩnh vực đảm bảo ANTT, trong 10 năm qua, Công an Thanh Hóa đã làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ đạo 138 từ tỉnh đến cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề án 375, Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh. Đồng thời liên tục mở các đợt cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm. Từ năm 2008 đến nay, lực lượng công an và cấp ủy, chính quyền cơ sở đã chỉ đạo giải quyết 34.648 vụ việc liên quan đến ANTT, giảm 8,6% so với 10 năm trước. Riêng Công an tỉnh đã điều tra, xử lý 18.665 vụ phạm pháp hình sự (đạt tỷ lệ 87,6%); triệt phá hơn 900 ổ, nhóm tội phạm, bắt giữ hơn 6.400 đối tượng hoạt động chuyên nghiệp, trong đó có hàng chục băng, nhóm tội phạm sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm, hoạt động “tín dụng đen”, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản; triệt xóa 520 tụ điểm hình sự, 814 tụ điểm ma túy, 940 tụ điểm tệ nạn xã hội, chuyển hóa được 56% địa bàn xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về ANTT. Toàn tỉnh đã xây dựng được 45,3% khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT 9 năm liên tục; có từ 87 - 92% xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT; 81% khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội; 79% khu dân cư không có ma túy; 94,6% xã đạt tiêu chí số 19.2 về “xã đạt chuẩn an toàn về ANTT và đảm bảo bình yên” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Qua thực tiễn 10 năm triển khai thực hiện Đề án 375, Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT, chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu đó là: Công tác đảm bảo ANTT nói chung, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nói riêng phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó lực lượng công an làm tham mưu nòng cốt. Việc củng cố ban chỉ đạo ANTT và lực lượng làm công tác ANTT tại cơ sở phải gắn liền với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện. Quá trình triển khai thực hiện đề án phải gắn kết chặt chẽ công tác đảm bảo ANTT với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh; Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời lồng ghép với các phong trào thi đua yêu nước khác của địa phương. Phải luôn chăm lo xây dựng, củng cố lực lượng làm công tác ANTT cơ sở đảm bảo đủ cả số lượng, chất lượng và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chế độ đãi ngộ về vật chất để lực lượng này tích cực, hăng hái tham gia công tác đảm bảo ANTT ngay từ cơ sở, là chỗ dựa vững chắc cho quần chúng nhân dân tham gia phong trào bảo vệ ANTQ. Chú trọng công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung, đưa việc thực hiện đề án đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả thiết thực.

Trong thời gian tới, dự báo tình hình và nhiệm vụ đảm bảo ANTT là hết sức nặng nề, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được xác định vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp rất quan trọng để giữ vững ANTT ngay từ cơ sở. Do đó, lực lượng công an Thanh Hóa sẽ tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ đạo 138 từ tỉnh đến cơ sở triển khai có chiều sâu và đạt hiệu quả thiết thực Đề án 375, Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh trong điều kiện và tình hình mới. Riêng lực lượng công an Thanh Hóa sẽ tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại lực lượng, triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo ANTT, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội làm điểm tựa vững chắc cho phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, góp phần giữ vững ổn định ANTT, phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.


Đại tá Lê Như Lập (Phó Giám đốc Công an tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]