(Baothanhhoa.vn) - Những mốc son chói lọi trên chặng đường 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những mốc son chói lọi trên chặng đường 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

Những mốc son chói lọi trên chặng đường 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

1. Đảng bộ lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay sau khi ra đời, Đảng bộ tỉnh đã nhanh chóng ổn định tổ chức, lãnh đạo các phong trào cách mạng và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền với 3 cao trào cách mạng có ý nghĩa to lớn, góp phần đưa đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đó là:

- Cao trào cách mạng 1930 - 1931: Đấu tranh chống khủng bố, khôi phục Đảng bộ và phong trào cách mạng trong tỉnh.

Đảng bộ tỉnh nhiều lần bị chính quyền thực dân phong kiến tiến hành khủng bố trắng, hầu hết cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng cách mạng bị quân thù bắt và tù đày. Tổ chức Đảng bị tan rã, phải thành lập, tái thành lập nhiều lần. Ở trong nước, phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh làm rung chuyển chế độ thống trị của đế quốc Pháp và tay sai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng cách mạng đã vùng dậy trừng trị bọn cường hào, phản động, tay sai thực dân Pháp; thành lập chính quyền cách mạng ở một số nơi theo hình thức Xô Viết. Trong tỉnh, Đảng bộ tổ chức treo cờ Đảng, rải truyền đơn ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh làm chấn động dư luận trong tỉnh, tạo ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, làm cho bọn thống trị Pháp và phong kiến điên đầu. Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra trên địa bàn Thanh Hóa là bước đi đầu tiên của cách mạng dân tộc, dân chủ do Đảng bộ Thanh Hóa trực tiếp tổ chức lãnh đạo.

- Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939): Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, thời kỳ này ở Thanh Hóa, thực dân Pháp cấu kết với chính quyền phong kiến áp bức bóc lột Nhân dân, nhất là tầng lớp Nhân dân lao động một cách tàn bạo. Do đó, tất cả giai cấp, tầng lớp Nhân dân có nguyện vọng chung là: Tự do dân chủ, cơm áo hòa bình. Năm 1937, sau khi chắp nối liên lạc với Trung ương Đảng, Tỉnh ủy đã tập trung vận động, phát triển, củng cố “Hội tương tế ái hữu” tập hợp mọi tầng lớp đấu tranh công khai, nửa công khai hợp pháp đòi “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình, chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới”. Các tổ chức quần chúng, như: Đoàn Thanh niên dân chủ, Hội Phụ nữ dân chủ lần lượt ra đời tạo ra lực lượng chính trị rộng lớn. Phong trào đấu tranh cách mạng từ quy mô làng xã tiến tới quy mô liên tổng, liên huyện, từ đấu tranh kinh tế tiến tới đấu tranh chính trị bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp Nhân dân tham gia. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm của công nhân Nhà máy Diêm Hàm Rồng, xưởng rượu Nam Đồng Ích, mỏ sắt Thanh Xá, núi Bần, công nhân khai thác gỗ lâm trường Như Xuân, đồn điền Yên Mỹ; các phong trào đấu tranh đòi tự do lập “Hội”, chống áp bức bóc lột của nông dân các phủ huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc; các phong trào đấu tranh ủng hộ Nhân dân Trung Hoa chống Nhật, các cuộc đấu tranh bầu Viện dân biểu Trung Kỳ... Cao trào cách mạng 1936 - 1939 trở thành cao trào cách mạng sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Đó là cuộc tổng diễn tập cách mạng chuẩn bị cho thời kỳ đấu tranh giành chính quyền.

Cuối năm 1939, chính quyền thực dân phong kiến tập trung lực lượng đàn áp khủng bố Đảng bộ và phong trào cách mạng quyết liệt. Hầu hết các đồng chí Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt của các huyện bị bắt. Những cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng chưa bị bắt tổ chức đấu tranh chống khủng bố, chuyển phong trào cách mạng Thanh Hóa sang thời kỳ mới. Cao trào cách mạng 1936 - 1939 do Đảng bộ Thanh Hóa trực tiếp lãnh đạo là cao trào cách mạng có quy mô rộng lớn mà trước đó chưa từng diễn ra ở Thanh Hóa.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]