(Baothanhhoa.vn) - Nhằm tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc về truyền thống 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh, qua đó củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, với chế độ; giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; cổ vũ, động viên các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các tầng lớp Nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 – 2020, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, từ ngày 1-7 Báo Thanh Hóa mở chuyên mục “Hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29-7-1930 – 29-7-2020)” trên báo Thanh Hóa hằng ngày và báo Thanh Hóa điện tử.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời là bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng tỉnh nhà

Nhằm tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc về truyền thống 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh, qua đó củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, với chế độ; giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; cổ vũ, động viên các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các tầng lớp Nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 – 2020, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, từ ngày 1-7 Báo Thanh Hóa mở chuyên mục “Hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29-7-1930 – 29-7-2020)” trên báo Thanh Hóa hằng ngày và báo Thanh Hóa điện tử.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời là bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng tỉnh nhà

(Tiếp theo số báo 9631 ra ngày 1-7-2020)

1.3. Tại Thanh Hóa

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu tranh của Nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ, như: Phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục... Tuy nhiên, do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại.

Nhiều thanh niên yêu nước người Thanh Hóa ra tỉnh ngoài, nước ngoài tìm đường giải phóng quê hương, đất nước, tiêu biểu như: Đinh Chương Dương, Lê Hữu Lập, Lê Mạnh Trinh,... Giữa năm 1924, Lê Hữu Lập và một số người con xứ Thanh được bố trí sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia “Tâm Tâm xã”. Lê Hữu Lập là một trong số thanh niên ưu tú được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn và là người Thanh Hóa đầu tiên được kết nạp vào Hội “Việt Nam Cách mạng Thanh niên”. Cuối năm 1925, sau lớp tập huấn ở Quảng Châu, Lê Hữu Lập được cử về nước hoạt động. Vào thời điểm này, phong trào yêu nước trong tỉnh đang diễn ra sôi động, tạo cơ hội cho Lê Hữu Lập và các chiến sĩ cách mạng trong tỉnh truyền bá con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 5 - 1926, tại số nhà 26 phố Hàng Than, thị xã Thanh Hóa, Lê Hữu Lập thành lập Hội đọc sách báo. Con đường cách mạng kiểu mới và Chủ nghĩa Mác - Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp thanh niên trí thức Thanh Hóa qua Hội đọc sách báo cách mạng.

Sự phát triển và hoạt động của Hội đọc sách báo cách mạng đã tạo cơ sở tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Việt Nam cách mạng thanh niên. Nhiều thanh niên được thử thách trong các phong trào yêu nước đã chuyển theo xu hướng cộng sản và lần lượt gia nhập hội thanh niên. Nhiều phủ, huyện không chỉ thành lập “Hội đọc sách báo cách mạng”, còn thành lập các tiểu tổ Hội Việt Nam thanh niên cách mạng. Tháng 4-1927, tại số nhà 26 phố Hàng Than, thị xã Thanh Hóa, hội nghị đại biểu của 11 tiểu tổ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở thị xã và các phủ, huyện quyết định thành lập Tỉnh bộ Thanh Hóa. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Tỉnh bộ lâm thời gồm 3 ủy viên(1), đồng chí Lê Hữu Lập được cử làm Bí thư.

Ảnh hưởng đường lối chính trị của tổ chức Thanh Niên, tháng 2-1928 phái trẻ trong Đảng Phục Việt tách ra thành lập Đảng Tân Việt và hoạt động theo khuynh hướng cộng sản, do Nguyễn Xuân Thúy làm Bí thư. Hoạt động của tổ chức Thanh Niên và Đảng Tân Việt (hai tổ chức tiền thân của Đảng) đặt nền tảng về tư tưởng và tổ chức cho Đảng bộ Thanh Hóa ra đời.

2. Thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

Với những chuyển biến mau lẹ của tình hình trong nước những năm đầu thế kỷ XX, đã tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước chống thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, được sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 25-6-1930, tại làng Hàm Hạ, xã Đông Tiến (nay thuộc thị trấn Rừng Thông), huyện Đông Sơn, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa ra đời. Ngày 10-7-1930, chi bộ cộng sản thứ 2 ra đời tại làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa. Đến ngày 22-7-1930 tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, chi bộ cộng sản thứ 3 ra đời. Trên cơ sở 3 chi bộ cộng sản, ngày 29-7-1930, tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa chính thức được thành lập.

3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

- Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đánh dấu bước ngoặt trọng đại đối với con đường đấu tranh cách mạng và sự phát triển đi lên của tỉnh nhà. Từ đây, phong trào cách mạng trong tỉnh gắn liền với sự lãnh đạo của đảng bộ, vững bước cùng Nhân dân cả nước tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần cách mạng của quần chúng trong tỉnh.

- Xây dựng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng niềm tin tất thắng vào mục đích, lý tưởng của Đảng, giữ vững chí khí đấu tranh kiên cường bất khuất, chấp nhận hy sinh gian khổ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đảng bộ đã giữ vững nguyên tắc hoạt động bí mật, kết nạp vào Đảng và tổ chức cách mạng những người ưu tú và tuyệt đối trung thành, xây dựng hệ thống tổ chức đảng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, gắn bó với cơ sở cách mạng, được quần chúng tin yêu hết lòng nuôi dưỡng bảo vệ.

- Đã vận dụng triệt để cách mạng và khoa học, mục đích, lý tưởng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam để tổ chức lãnh đạo Nhân dân trong tỉnh thực hiện sứ mệnh lịch sử.

- Đảng bộ Thanh Hóa ra đời là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh. Ra đời vào ngày 29-7-1930, bị quân thù liên tục tiến hành khủng bố trắng, phải thành lập, tái thành lập nhiều lần, vượt qua thăng trầm, thử thách, Đảng bộ Thanh Hóa luôn năng động sáng tạo, xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng tỉnh nhà, đáp ứng những nhu cầu bức thiết của lịch sử.

(Còn nữa)

(1). Đồng chí Lê Hữu Lập, Nguyễn Chí Hiền, Lê Công Thanh.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]