(Baothanhhoa.vn) - Tiêm phòng vắc-xin là giải pháp hiệu quả trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, không chỉ phát huy hiệu quả bảo vệ trực tiếp trên từng cá nhân, mà còn có ý nghĩa giúp làm giảm nguồn bệnh có thể lây nhiễm trong cộng đồng. Tại Thanh Hóa, ngành y tế đã không ngừng nỗ lực nâng cao tỷ lệ và chất lượng công tác tiêm chủng, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiêm phòng vắc-xin: Giải pháp trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm

Tiêm phòng vắc-xin là giải pháp hiệu quả trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, không chỉ phát huy hiệu quả bảo vệ trực tiếp trên từng cá nhân, mà còn có ý nghĩa giúp làm giảm nguồn bệnh có thể lây nhiễm trong cộng đồng. Tại Thanh Hóa, ngành y tế đã không ngừng nỗ lực nâng cao tỷ lệ và chất lượng công tác tiêm chủng, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tiêm phòng vắc-xin: Giải pháp trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm

Tiêm phòng vắc-xin là giải pháp hiệu quả trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm.

Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai từ nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh đã khẳng định được hiệu quả và tính ưu việt trong việc phòng tránh các bệnh nói chung, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nói riêng theo thời điểm, theo mùa như lao, viêm gan B, bại liệt, sởi - rubella, tả, thương hàn, viêm não Nhật Bản, uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc-xin cho trẻ trong chương trình TCMR của tỉnh liên tục tăng cao.

Theo đánh giá của ngành y tế, tất cả các trạm y tế đã thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm chủng an toàn, từ khâu đón tiếp, tư vấn, khám sàng lọc, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm. Đặc biệt, việc hướng dẫn theo dõi chăm sóc trẻ tại nhà và thông tin cho cán bộ y tế về những bất thường sau tiêm của trẻ được các nhân viên y tế hướng dẫn tận tình.

Để có được kết quả trên, những năm qua, ngành y tế luôn quan tâm đến công tác tiêm chủng, nhất là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa thông qua việc ưu tiên cấp đầy đủ hệ thống dây chuyền lạnh, phích bảo quản vắc-xin; thường xuyên cử bác sĩ tăng cường, hỗ trợ cho các xã khó khăn; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch chi tiết, nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế thôn, bản. Chỉ đạo các địa phương thường xuyên rà soát để phát hiện các địa bàn có tỷ lệ tiêm chủng thấp, kịp thời hỗ trợ nhằm duy trì tỷ lệ tiêm chủng. Đặc biệt là công tác truyền thông thường đi trước một bước, cán bộ y tế lập danh sách, theo dõi các gia đình có con nhỏ, đến từng nhà tuyên truyền về lợi ích tiêm chủng; trước ngày tiêm chủng, cán bộ y tế thôn trực tiếp báo lịch tiêm đến từng nhà, cách chăm sóc trẻ trước và sau khi tiêm; trong ngày tiêm chủng nhân viên trạm y tế tư vấn cách chăm sóc, dinh dưỡng trẻ sau khi tiêm và hẹn lịch tiêm tiếp theo, nhờ đó kết quả tiêm chủng tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa luôn đạt kết quả cao.

Ngoài những loại vắc-xin trong chương trình TCMR quốc gia, hiện nay, nhiều đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh đã triển khai tiêm vắc-xin dịch vụ, với một số loại vắc-xin như: 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, não mô cầu BC, tiêu chảy, thủy đậu, phế cầu, sởi - quai bị - rubella, viêm não Nhật Bản, cúm, viêm gan siêu vi A, thương hàn, viêm não mô cầu... Hình thức này đã giúp người dân có thêm cơ hội được tiếp cận với những dịch vụ y tế chất lượng, an toàn ngay tại địa phương.

Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay đã có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắc-xin phòng bệnh. Khoảng 85-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Để nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho trẻ em, nhất là những loại vắc-xin mới được đưa vào tiêm chủng, định kỳ, ngành y tế chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, thực hiện tiêm chủng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, truyền thông tư vấn trực tiếp đến người dân và cộng đồng về lợi ích của một số loại vắc-xin mới được đưa vào chương trình TCMR trong từng năm, lịch tiêm chủng, tính an toàn của vắc-xin... nhằm triển khai hiệu quả, đạt tỷ lệ cao trong công tác TCMR. Cùng với công tác tuyên truyền, hàng năm, Sở Y tế thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã về kỹ năng giám sát phản ứng sau tiêm, quản lý, tổ chức, thực hành tiêm chủng, quản lý dây chuyền lạnh và triển khai các quyết định mới của Bộ Y tế về quy định sử dụng vắc-xin trong phòng và điều trị bệnh.

Nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động tiêm chủng, Sở Y tế chỉ đạo và thành lập các đoàn tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy trình, tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế cũng chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức tập huấn hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng, thực hiện quản lý đối tượng trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị trong ngành và phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết dừng hoạt động và xử phạt đối với các cơ sở tiêm chủng vi phạm. Cùng với đó, ngành y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh để người dân hiểu và đi tiêm chủng tại cơ sở y tế; cung cấp thông tin các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết.

Bài và ảnh: Hà Bắc


Bài Và Ảnh: Hà Bắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]