(Baothanhhoa.vn) - Để giảm đến mức thấp nhất số người nhiễm, tử vong do HIV/AIDS, những năm qua, ngành y tế đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, phấn đấu thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS

Tư vấn điều trị ARV cho bệnh nhân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Để giảm đến mức thấp nhất số người nhiễm, tử vong do HIV/AIDS, những năm qua, ngành y tế đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, phấn đấu thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh đến tháng 7-2019 là 8.308 người, trong đó hiện còn sống quản lý được 4.173 người. Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ, cũng như giảm thiểu kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội với người nhiễm HIV/AIDS, tiếp thêm niềm tin để người nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống ổn định, hòa nhập cộng đồng những năm qua, ngành y tế đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Cụ thể, ngành đã kiện toàn, củng cố các điểm cấp phát thuốc điều trị, đồng thời tăng cường năng lực cho các cán bộ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các tuyến, bảo đảm cơ sở vật chất, cung cấp vật tư và hướng dẫn các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng, nhất là nhóm có nguy cơ cao.

Dự án hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam trên địa bàn Thanh Hóa giai đoạn 2013-2018 đã đào tạo mới, đào tạo nâng cao về các lĩnh vực chăm sóc điều trị HIV; tư vấn xét nghiệm; xét nghiệm HIV; tiếp cận cộng đồng; cải thiện chất lượng... cho gần 3.000 cán bộ y tế, đồng đẳng viên và các ban, ngành, đoàn thể, chiếm gần 90% số lượng cán bộ được đào tạo về HIV/AIDS trong toàn tỉnh; tập huấn và tập huấn nâng cao cho các cán bộ phòng khám và điều trị ngoại trú HIV/AIDS về cải thiện chất lượng chăm sóc điều trị bệnh nhân, giám sát đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ; duy trì hoạt động của nhóm hỗ trợ kỹ thuật các chương trình chăm sóc điều trị HIV/AIDS tuyến tỉnh. Bên cạnh đó còn hướng dẫn kỹ năng tiếp cận, tư vấn người nhiễm HIV vào cơ sở điều trị; những hoạt động can thiệp nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; hoạt động can thiệp nhằm giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV trong các nhóm người có nguy cơ cao ở tuyến xã, phường; quản lý người nhiễm HIV tại cộng đồng...

Việc tiếp nhận những kiến thức bổ ích và thiết thực về các hoạt động chuyên trách phòng chống HIV/AIDS, giúp cho các học viên áp dụng kiến thức và kỹ năng vào trong công việc khám chữa bệnh hàng ngày tại đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Mỗi cán bộ y tế sẽ là một tuyên truyền viên giỏi tham gia tuyên truyền tại cộng đồng góp phần giúp người nhiễm HIV tự tin sinh hoạt cộng đồng, tránh cái nhìn cực đoan về cuộc sống, có thêm động lực để đấu tranh, đẩy lùi bệnh tật.

Năm 2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức 6 lớp tập huấn cho 300 nhân viên y tế thôn bản tại 5 huyện Như Thanh, Hà Trung, Nông Cống, Hoằng Hóa và Thiệu Hóa. Đồng thời, tăng cường điều tra tiếp cận tư vấn người nhiễm HIV/AIDS ngoài cộng đồng đưa vào điều trị ARV sớm, hạn chế thấp nhất lây nhiễm trong cộng đồng, hướng tới mục tiêu 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng bệnh của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp). Đây là những mục tiêu cần thiết và quan trọng nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của người nhiễm HIV và hướng tới mục tiêu chung kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Công tác giám sát HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được tăng cường. Toàn tỉnh hiện có 28 phòng tư vấn xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố; đã triển khai dịch vụ điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone 27 cơ sở điều trị và 17 điểm cấp phát thuốc cho 24 huyện, thị xã, thành phố với gần 3.000 bệnh nhân. Chương trình chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS tích cực được thực hiện tại 34 cơ sở. Tính đến 31-8, có 3.830 người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc ARV, trong đó có 3.733 bệnh nhân điều trị ở phác đồ bậc 1, 97 bệnh nhân điều trị ở phác đồ bậc 2, 788/3.830 tại 3 đơn vị: Ngọc Lặc, Thọ Xuân và TP Thanh Hóa đang điều trị thuốc ARV từ nguồn thuốc BHYT.

Để triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS, thời gian tới, các ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS ở các ngành, các địa phương, đơn vị. Duy trì công tác dự phòng và can thiệp giảm tác hại của HIV/AIDS. Tăng cường giám sát, phát hiện HIV/AIDS, nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.

Hà Phương


Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]