(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Thường Xuân đã triển khai nhiều hoạt động trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị và quản lý bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, góp phần giảm số người bị lây nhiễm trong xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân: Nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu 90-90-90

Những năm qua, huyện Thường Xuân đã triển khai nhiều hoạt động trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị và quản lý bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, góp phần giảm số người bị lây nhiễm trong xã hội.

Nhân viên Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành tư vấn dự phòng lây truyền từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai.

Theo số liệu thống kê, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn huyện Thường Xuân là 208 người, trong đó còn sống, đang quản lý là 127 người. Đối tượng nhiễm tập trung ở độ tuổi từ 20 - 49 (chiếm hơn 80%). Để phòng, chống HIV/AIDS hiệu quả, cùng với đẩy mạnh truyền thông, can thiệp giảm hại, thời gian qua, huyện Thường Xuân đã đẩy mạnh thực hiện tiếp cận - xét nghiệm - điều trị lưu động, kết nối điều trị, tích cực triển khai các hoạt động hướng tới mục tiêu 90 - 90 – 90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình, 90% người nhiễm HIV được chẩn đoán bệnh và 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút để kiểm soát bệnh)... Với những giải pháp trên, 4 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn huyện có 544 người có nguy cơ cao được tiếp cận, trong đó 280 người tiếp cận - xét nghiệm - điều trị - duy trì, 264 người tiếp cận theo mạng lưới; 544 người được xét nghiệm HIV, phát hiện 3 ca nhiễm HIV mới, công tác chuyển gửi và tiếp nhận người nhiễm HIV sau khi được phát hiện đi điều trị ARV được bảo đảm... bước đầu góp phần kiềm chế tốc độ lây lan của dịch HIV/AIDS trong cộng đồng.

Ông Cầm Bá Thắng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân cho biết: Để nâng cao hiểu biết chủ động phòng, chống HIV/AIDS, trung tâm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối với người có HIV/AIDS, mở rộng các dịch vụ tiếp cận dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân. Đồng thời thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để nhận định đúng diễn biến của bệnh, tập trung xã hội hóa nhằm huy động các tổ chức chính trị - xã hội và những người có HIV trực tiếp tham gia phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ chuyên trách HIV/AIDS ở cơ sở thường xuyên đến từng hộ gia đình để tư vấn cho người nhà và người nhiễm HIV/AIDS biết cách tự chăm sóc bản thân và phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và xã hội.

Tuy vậy, trên thực tế, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở huyện Thường Xuân vẫn còn gặp nhiều thách thức do việc tiếp cận, vận động người nghiện ma túy, người có hành vi nguy cơ cao đi xét nghiệm HIV gặp nhiều khó khăn, trong khi người có hành vi nguy cơ cao còn nhiều, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm này cao... Thời gian tới, huyện Thường Xuân tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; nâng cao chất lượng, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đến người dân, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; tổ chức rà soát, lập danh sách đối tượng nguy cơ cao tại từng bản, vận động họ thực hiện xét nghiệm. Tăng cường các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV cố định tại các cơ sở y tế, tổ chức các đợt lưu động tư vấn xét nghiệm HIV tại bản để đưa dịch vụ y tế đến vùng sâu, vùng xa, nơi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm HIV cao; tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai. Sử dụng các phương pháp xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán HIV bằng test nhanh và lấy mẫu máu gửi xét nghiệm khẳng định đối với các trường hợp có kết quả sàng lọc dương tính; lồng ghép, kết nối dịch vụ tư vấn xét nghiệm với dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV để kết nối điều trị ngay những người mới được chẩn đoán nhiễm HIV; tổ chức các đợt lưu động tiếp cận điều trị tại các xã nhằm đưa dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV tới tuyến xã để tăng khả năng tiếp cận với thuốc ARV đối với bệnh nhân nhiễm HIV; thiết lập mạng lưới quản lý và hỗ trợ người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng với sự tham gia của cán bộ y tế tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS; y tế thôn, bản; các nhóm đồng đẳng, nhân viên tiếp cận cộng đồng để hỗ trợ việc tuân thủ điều trị và tìm kiếm khách hàng trễ hẹn, mất dấu hoặc ngừng điều trị HIV để đưa họ quay lại điều trị... phấn đấu hướng đến mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 nhằm tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.


Bài và ảnh: Hà Bắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]