(Baothanhhoa.vn) - Xác định nâng cao chất lượng dân số là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, huyện Ngọc Lặc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Ngọc Lặc nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

Xác định nâng cao chất lượng dân số là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, huyện Ngọc Lặc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số.

Huyện Ngọc Lặc nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

Lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc.

Hàng năm, huyện Ngọc Lặc đã ban hành các kế hoạch, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dân số. Đồng thời thực hiện các hoạt động, mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số, cung ứng dịch vụ thích hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, như: Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh; mô hình can thiệp làm giảm tỷ lệ bệnh Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh); mô hình nâng cao chất lượng dân số, vùng dân tộc ít người; truyền thông nâng cao chất lượng dân số các vùng dân tộc ít người; đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh...

Cụ thể, với mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo trạm y tế các xã, thị trấn tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của thôn, bản về tầm quan trọng và lợi ích của việc sàng lọc trước sinh, sơ sinh giúp các bà mẹ mang thai, các bà mẹ mới sinh con hiểu biết về một số bệnh thường gặp, cách phát hiện và phòng ngừa bệnh nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số. Năm 2019, mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được triển khai tại 22/22 xã, thị trấn thông qua cuộc nói chuyện chuyên đề của các mô hình và đề án khác. Trung tâm phối hợp với Khoa sản Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Ngọc Lặc lấy 350 mẫu máu xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định.

Với mô hình can thiệp làm giảm tỷ lệ bệnh Thalassemia, được triển khai tại 18/22 xã với 2 hoạt động chính là: Nói chuyện chuyên đề và tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của xã; mỗi xã đã tổ chức 2 cuộc nói chuyện chuyên đề bệnh Thalassemia, tư vấn vận động các nguy cơ con bị dị tật, khuyết tật, vô sinh với tổng số 1.800 người là phụ nữ đang mang thai; phụ nữ mang thai nguy có cao, phụ nữ và gia đình có con mắc bệnh Thalasemia, phụ nữ mới kết hôn có ý định sinh con, nam nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn chuẩn bị mang thai tham gia.

Mô hình nâng cao chất lượng dân số, vùng dân tộc ít người được triển khai tại 3/22 xã; mỗi xã đã tổ chức 4 cuộc nói chuyện chuyên đề với 600 người tham gia, đối tượng là thanh niên, vị thành niên, nam nữ trong độ tuổi kết hôn, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bên cạnh đó, mỗi xã tổ chức 6 hội nghị sinh hoạt câu lạc bộ (CLB) cho thanh niên, vị thành niên trên địa bàn xã với 900 lượt người/3 xã tham gia sinh hoạt.

Đề án truyền thông nâng cao chất lượng dân số các vùng dân tộc ít người được triển khai tại 4/22 xã tập trung vào hoạt động nói chuyện chuyên đề; mỗi xã tổ chức 1 cuộc nói chuyện chuyên đề với tổng số 200 đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nam nữ chuẩn bị sinh con hoặc mới kết hôn...

Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tại 8/22 xã với các hoạt động chính gồm nói chuyện chuyên đề, mỗi xã tổ chức 1 hội nghị nói chuyện chuyên đề với tổng số 400 người/8 xã tham gia, đối tượng là phụ nữ sinh con một bề và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tại 4 xã (Minh Sơn, Nguyệt Ấn, Đồng Thịnh, Ngọc Liên) đã xây dựng CLB phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sinh con một bề với tổng số 200 thành viên/4 xã tham gia; mỗi CLB sinh hoạt 4 lần/năm với tổng số 800 lượt người tham gia.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, góp phần tích cực xây dựng đời sống văn hóa, cải thiện chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số. Huyện đã hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai nhiều giải pháp bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét. Điển hình như các xã Ngọc Khê, Cao Ngọc xây dựng CLB giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, với mục đích tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan, như: Luật Hôn nhân và Gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng tiêu chí nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và được đưa vào hương ước các dòng họ, quy ước thôn, bản; tổ chức các buổi nói chuyện về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại trường học, nhằm cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan về lĩnh vực hôn nhân, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; quan tâm nâng cao sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình... Qua đó, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc. Cùng với việc xây dựng hiệu quả các mô hình CLB giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các xã, huyện Ngọc Lặc còn phát động các phong trào trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm từng bước xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, nhất là tình trạng tảo hôn. Huyện cũng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về phòng, chống tảo hôn, chú trọng lựa chọn nội dung trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số và được tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh, thiếu niên ở vùng có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tổ chức các diễn đàn, hội thi tìm hiểu pháp luật và hoạt động tư vấn trợ giúp pháp lý miễn phí tại trung tâm học tập cộng đồng. Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình... đã từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài Và Ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]