(Baothanhhoa.vn) - Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương (não bộ). Đây là bệnh hay gặp vào các tháng hè, đặc biệt ở những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ vắc-xin phòng bệnh VNNB, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cẩn trọng khi bệnh viêm não Nhật Bản vào mùa

Cẩn trọng khi bệnh viêm não Nhật Bản vào mùa

Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm não Nhật Bản là tiêm vắc-xin.

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương (não bộ). Đây là bệnh hay gặp vào các tháng hè, đặc biệt ở những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ vắc-xin phòng bệnh VNNB, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong.

Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên tại Nhật Bản năm 1871 và tại Việt Nam vào năm 1952. Hàng năm, có khoảng 2.000-3.000 trường hợp mắc bệnh, trong đó có nhiều trường hợp tử vong. Tuy nhiên, kể từ năm 1997 đến nay, số ca mắc hằng năm giảm xuống đáng kể, chỉ ghi nhận từ vài chục ca đến tối đa vài trăm ca. Đó là nhờ Việt Nam đã sản xuất được vắc-xin phòng bệnh VNNB từ năm 1993, sau đó đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ em cả nước.

Để chủ động phòng chống bệnh VNNB, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, trung tâm đã gửi văn bản yêu cầu giám đốc trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho chính quyền tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống bệnh VNNB trên địa bàn. Tăng cường giám sát dịch tại bệnh viện và cộng đồng, kịp thời phát hiện những trường hợp mắc bệnh VNNB để triển khai khoanh vùng và xử lý triệt để, không để dịch lây lan và bùng phát tại cộng đồng. Tổ chức cho trẻ trong diện tuổi tiêm chủng và tiêm bổ sung vắc-xin VNNB B cho đối tượng 36 đến dưới 60 tháng tuổi đảm bảo an toàn, chất lượng và đạt tỷ lệ theo quy định. Tăng cường truyền thông chủ động về bệnh VNNB và các biện pháp phòng, chống bệnh VNNB. Khuyến cáo người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ; vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, di dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy; nằm màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uống chín...

Trao đổi với bác sĩ Đỗ Văn Long, Khoa Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, được biết: VNNB xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tầm tháng 5, 6, 7 - thời điểm loài muỗi sinh sôi, phát triển. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus VNNB gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Tại Thanh Hóa, năm 2019, ghi nhận 6 trường hợp mắc virus VNNB. Viurs VNNB có ở khắp mọi nơi. Các loài động vật mang virus VNNB như: Dơi, chim... hay gia súc như: Lợn, trâu, bò... VNNB không lây trực tiếp từ động vật sang người, mà qua vật trung gian là muỗi. Muỗi đốt các loài động vật hay người mang virus gây bệnh, sau đó đốt người lành rồi truyền virus VNNB từ muỗi vào máu người. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5-7 ngày. Trong thời gian ủ bệnh này, bệnh nhân không có biểu hiện khác thường. Thời kỳ khởi phát xuất hiện các triệu chứng: Viêm long đường hô hấp trên (sổ mũi, viêm họng, nghẹt mũi, ho...); sốt cao đột ngột trên 39-40oC kèm theo đau đầu, đặc biệt là ở vùng trán. Có thể bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng kèm theo đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn, nhất là ở trẻ nhỏ tuổi. Tính chất nôn là nôn vọt và không lệ thuộc vào bữa ăn (nôn bất kỳ lúc nào). Trẻ bệnh có biểu hiện cứng gáy, có thể xuất hiện lú lẫn, mất dần ý thức. Thời kỳ toàn phát, các dấu hiệu có ở thời kỳ khởi phát tăng lên, đặc biệt là các dấu hiệu thần kinh như cuồng sảng, ảo giác hoặc kích động. Đối với trường hợp bệnh nặng thì trẻ bệnh có thể u ám lúc ban đầu rồi dần dần đi vào hôn mê. Ngoài ra, có các dấu hiệu về thần kinh thực vật: Vã mồ hôi, rối loạn vận mạch dưới da (da lúc đỏ, lúc tái), rối loạn nhịp thở và tăng tiết dịch ở hệ hô hấp. Giai đoạn lui bệnh (bước sang tuần thứ hai), bệnh nhân dần tỉnh. Các triệu chứng như sốt, triệu chứng thần kinh, tim mạch dần lui và không còn nặng nữa. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: Viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản - phổi; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng; bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần, vận động.

Cho tới nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh VNNB. Các biện pháp điều trị bao gồm hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng trong giai đoạn cấp: Chống phù não, chống co giật, đảm bảo cung cấp đủ oxy, hạ sốt tích cực, điều trị hỗ trợ. Do đó, cần đẩy mạnh công tác phòng bệnh. Cách tốt nhất để phòng ngừa là tiêm vắc-xin. Hiện nay, tiêm phòng VNNB đã được Bộ Y tế đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (gồm 3 mũi tiêm chính: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 khoảng từ 1-2 tuần; mũi 3 tiêm sau mũi 2 thời gian 1 năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi).

Các gia đình, khi trẻ có biểu hiện sốt cao không hạ cùng với dấu hiệu tổn thương thần kinh, cần đưa ngay tới cơ sở y tế.

Hà Bắc


Hà Bắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]