[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Với nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của tỉnh, cùng với nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện hệ thống hạ tầng, ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến Thanh Hóa. Giai đoạn từ 2016 đến nay, Thanh Hóa thu hút được 1.122 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 80 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký 110.000 tỷ đồng và 3,85 tỷ USD.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Một trong những dự án FDI lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay - Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng vốn đầu tư lên tới 9,3 tỷ USD đang hoạt động hiệu quả. Công trình trọng điểm Quốc gia mang tầm cỡ quốc tế này đang sừng sững hiện hữu trên vùng ven biển Nghi Sơn, như là một biểu tượng thành công trong thu hút đầu tư vào Thanh Hóa.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Cũng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, nhiều công trình lớn đang hoạt động hiệu quả nhờ những nỗ lực thu hút đầu tư của các giai đoạn trước. Có thể kể đến Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, các hệ thống cảng biển nước sâu…, và gần đây có Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 đang xây dựng.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Thống kê từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Các Khu công nghiệp (BQL KKTNS&CKCN) tỉnh, giai đoạn từ năm 2016 đến nay, đã có hơn 110 dự án mới được đầu tư vào KKTNS, gần 150 dự án khác đầu tư vào các KCN trong tỉnh.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Tính riêng 5 tháng đầu năm 2020 khi tình hình dịch bệnh COVID-19 gây nhiều hệ lụy cho kinh tế và thu hút đầu tư toàn cầu, nhưng Thanh Hóa đã thu hút và chấp thuận chủ trương đầu tư cho 66 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1.852 tỷ đồng và 130,7 triệu USD, thuộc những tỉnh dẫn đầu “đường đua” thu hút đầu tư trong cả nước.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Những nhiệm kỳ gần đây, các thế hệ lãnh đạo tỉnh luôn xác định phải đổi mới công tác thu hút đầu tư vào tỉnh. Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư đã được ban hành, đi vào thực tiễn. Đáng nói, việc thu hút các dự án không còn thụ động chờ các nhà đầu tư đến xúc tiến đầu tư, tỉnh đã chủ động tổ chức nhiều cuộc xúc tiến đầu tư ở nước ngoài để giới thiệu tiềm năng, lợi thế và những chính sách thông thoáng khi đầu tư vào Thanh Hóa.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã dẫn đầu nhiều đoàn công tác, tổ chức nhiều cuộc xúc tiến, mời gọi đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Kuwait…

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Sau mỗi cuộc xúc tiến đầu tư trên đất nước bạn, nhiều nhà đầu tư sở tại đã quan tâm, đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Thanh Hóa.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Từ khi thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Thanh Hóa trực thuộc UBND tỉnh, các đầu mối thủ tục được đơn giản hóa, doanh nghiệp và các nhà đầu tư không phải đi nhiều sở ngành để xin các thủ tục phức tạp như trước.

Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại chỗ, tiếp tục thực hiện giảm từ 30% đến 60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định,đồng thời tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn được thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và các chủ đầu tư.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Công tác thu hút đầu tư luôn được chú trọng, đổi mới cách thức. Riêng tại BQL KKTNS&CKCN tỉnh đã chủ động gửi các thông tin hoặc tiếp cận các nhà đầu tư để mời gọi, xúc tiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Thanh Hóa. Cùng với đó, Ban đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến sản xuất, kinh doanh.

Cũng trong 5 năm qua, BQL KKTNS&CKCN tỉnh đã tổ chức đón tiếp khoảng 200 đoàn nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia tìm hiểu cơ hội. Trong số đó có những tập đoàn kinh tế tầm cỡ trên thế giới, như: Exxon Mobil (Hoa Kỳ), PEC (Singapore), Hyosung, Huyn Dai (Hàn Quốc)…

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Hạ tầng các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh cũng được chú trọng hoàn thiện, trở thành yếu tố quan trọng để thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư dự án.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Thanh Hóa có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Cảng Hàng không Thọ Xuân, đã có các tuyến bay nội địa đến nhiều địa bàn trọng điểm về kinh tế, du lịch trong nước. Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo kết nối với Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và nhiều nước trong khối ASEAN. Cảng biển Nghi Sơn tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Là tỉnh có dân số đông thứ 3 tại Việt Nam với hơn 3,6 triệu người, trong đó hơn 2,3 triệu người trong độ tuổi lao động nên nguồn nhân lực dồi dào đồng hành cùng các nhà đầu tư.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Phát triển công nghiệp đang trở thành lợi thế, là lĩnh vực lý tưởng cho các nhà đầu tư vào Thanh Hóa. KKTNS với diện tích hơn 106.000 ha, gắn với Cảng nước sâu Nghi Sơn, đã thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, trọng điểm Quốc gia, như: Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổng mức đầu tư hơn 9,3 tỷ USD; các dự án Trung tâm Nhiệt điện Nghi Sơn, xi măng, bến cảng, sản xuất dầu ăn... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 8 KCN, với diện tích 2.035 ha; trong đó, có 5 KCN được tỉnh Thanh Hóa ưu tiên dành nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật toàn bộ hoặc một phần, đáp ứng yêu cầu về thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh...

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Trong lĩnh vực nông nghiệp, với 3 vùng địa lý và diện tích đất đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp bao la, chính là cơ hội để thu hút các dự án nông nghiệp hiện đại quy mô lớn. Các dự án bò sữa của Tập đoàn TH, Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk, Nhà máy giết mổ gia cầm Việt AVIS của Hungari... đã trở thành những minh chứng thành công cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp xứ Thanh.

Ngoài tiềm năng về phát triển kinh tế, Thanh Hóa là tỉnh có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Trong đó, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Khu Di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt... Thanh Hóa cũng có lợi thế lớn trong phát triển đa dạng các loại hình du lịch, như: Du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh...

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Đề án Phát triển và Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: Xây dựng và phát triển Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới, động lực phát triển của vùng Bắc Trung bộ, một trong những trung tâm kinh tế ở khu vực phía Bắc của Việt Nam.

Tỉnh sẽ tập trung phát triển 4 trung tâm kinh tế đông lực; 5 trụ cột tăng trưởng; 6 hành lang kinh tế và 6 vùng liên huyện.

Trong đó 4 trung tâm kinh tế động lực là TP Thanh Hóa- Sầm Sơn; Trung tâm động lực phía Nam (khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn); Trung tâm động lực phia Bắc (khu vực Thạch Thành - Bỉm Sơn); trung tâm động lực phía Tây (khu vực Lam Sơn- Sao Vàng).

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

5 trụ cột tăng trưởng gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo; Du lịch; Y tế; Nông nghiệp và Phát triển hạ tầng. Công nghiệp chế biến chế tạo, ưu tiên phát triển các nhóm ngành trọng điểm như: sản xuất xăng dầu; các sản phẩm sau lọc hóa dầu; hóa chất; sản xuất thép; công nghiệp điện tử viễn thông; cơ khí chế tạo...Tập trung phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, tâm linh; đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước; Xây dựng hệ thống y tế phục vụ tốt nhất cho người dân trong tỉnh và khu vực lân cận...; thu hút một số cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, giá cả hợp lý gắn với du lịch nghỉ dưỡng; Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng sản xuất tập trung theo vùng, quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị; Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, hiện đại, tạo sự kết nối giữa các khu kinh tế động lực, các hành lang kinh tế, các vùng liên huyện; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp 4.0.

[E-Magazine] - “Thời kỳ vàng” thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Đến với Thanh Hóa, các nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ toàn diện để triển khai các dự án đầu tư và sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Thanh Hóa coi sự thành công, hiệu quả của nhà đầu tư và doanh nghiệp là thành công của tỉnh, cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư đi đến thành công.

Nội dung, ảnh: Nhóm PV Kinh tế

Thiết kế: Minh Quân

Xuất bản: 5:12:06:2020:14:28

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM