(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng";  với chức năng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị các cấp của tỉnh, chủ yếu là cấp cơ sở, công tác đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới với mục tiêu nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ của tỉnh.

Trường Chính trị Thanh Hóa đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ của tỉnh trong giai đoạn hiện nay

Nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng"; với chức năng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị các cấp của tỉnh, chủ yếu là cấp cơ sở, công tác đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới với mục tiêu nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ của tỉnh.

Trường Chính trị Thanh Hóa đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ của tỉnh trong giai đoạn hiện nay

TS. Thịnh Văn Khoa, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trao Giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình Bồi dưỡng cán bộ nguồn BCH Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt huyện Hoằng Hóa, nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026.

Nhằm đổi mới công tác tuyển sinh, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và sử dụng cán bộ, Nhà trường đã chủ động đổi mới trong công tác phối hợp với các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng các lớp, các hệ theo phương châm: đúng, đủ, rõ (đúng về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình; đủ về hồ sơ, số lượng; rõ về nguồn quy hoạch); giải quyết kịp thời nhu cầu lớn về đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, về bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, bồi dưỡng các chức danh cán bộ, công chức cấp xã, làm cơ sở cho các địa phương, đơn vị thực hiện công tác cán bộ hiện nay.

Trong quá trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, định kỳ 2 lần/1 khóa học, nhà trường gửi thông báo kết quả học tập và rèn luyện về địa phương, đơn vị có học viên được cử đi học; đây là cơ sở cho công tác cán bộ, đồng thời cũng giúp nhà trường củng cố thêm mối quan hệ với các địa phương, đơn vị. Đối với các lớp phối hợp với các ngành, địa phương, nhà trường phối hợp thành lập Ban chỉ đạo lớp học và thực hiện giao ban 2 lần/1 khóa học nhằm tăng cường công tác quản lý học viên của đơn vị phối hợp mở lớp, giúp duy trì nề nếp học tập tại các lớp học, và cũng là cơ sở cho công tác đánh giá cán bộ của các ngành, địa phương.

Nhằm đổi mới tổ chức thực hiện chương nội dung trình đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, trên cơ sở khung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nhà trường đã chủ động bổ sung các chuyên đề như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh; Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Kỹ năng quản lý mục tiêu, thái độ; Cách mạng công nghiệp 4.0; Xây dựng phong cách làm việc Hồ Chí Minh; Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển doanh nghiệp... vào giảng dạy giúp học viên hình thành thái độ, trách nhiệm đúng đắn, cập nhật những vấn đề thực tiễn của địa phương.

Đối với các lớp mở tại huyện, nhà trường mời các đồng chí là lãnh đạo huyện trao đổi các chuyên đề về địa phương như: Lịch sử Đảng bộ huyện; Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện; Công tác xây dựng Đảng và Hệ thống chính trị ở cơ sở; Công tác xây dựng nông thôn mới...

Các lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp phòng và các chương trình bồi dưỡng khác: Bên cạnh việc thực hiện khung chương trình do Bộ Nội vụ ban hành, nhà trường đã cải tiến, bổ sung những chuyên đề thực tiễn của tỉnh, vừa bảo đảm tính cập nhật thông tin mới, vừa có tính chuyên sâu, đảm bảo yêu cầu bồi dưỡng theo ngạch và theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Riêng các lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn cấp ủy cấp huyện, trên cơ sở chỉ đạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh uỷ, nhà trường đã tập trung xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng tập trung vào thực hiện 3 mục tiêu, đó là: hệ thống hoá và nâng cao kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối của Đảng; phát triển tư duy về lãnh đạo quản lý; nâng cao năng lực thực tiễn cho người học.

Về phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, đối với các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính tập trung tại trường, được tổ chức đào tạo theo mô hình 2-2 (2 tuần học chuyên đề tại trường; 2 tuần nghiên cứu thực tế, làm việc ở địa phương, đơn vị). Đối với các lớp bồi dưỡng, thực hiện theo mô hình 3-3-3 (3 mục tiêu: nâng cao nhận thức, niềm tin, thái độ; nâng cao kiến thức lãnh đạo, quản lý theo chức danh; hoàn thiện phương pháp lãnh đạo, quản lý. 3 nội dung: cập nhật kiến thức mới; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý; trao đổi kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, quản lý. 3 hoạt động: học các chuyên đề; đi nghiên cứu thực tế; tọa đàm, hội thảo). Đây là cách thức tổ chức có hiệu quả phù hợp với đặc điểm học viên, phù hợp với yêu cầu rèn luyện, phát triển kỹ năng công tác và nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho học viên.

Về phương pháp giảng dạy, nhà trường chú trọng thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực với phương châm 3 tăng (tăng thực hành, tăng đối thoại, tăng xử lý tình huống), 3 giảm (giảm lý thuyết suông, giảm độc thoại, giảm đọc chép). Giảng viên thực sự là người định hướng quá trình học tập; học viên là chủ và làm chủ quá trình lĩnh hội kiến thức..., tạo ra không gian trao đổi đa chiều giữa giảng viên và học viên, giữa học viên với nhau, tạo sự hứng khởi và hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu kiến thức của người học, được người học đánh giá cao.

Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn được quan tâm phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, với phương châm: sâu địa bàn, sát lĩnh vực, phát hiện kịp thời, đề xuất giải pháp và tư duy nguồn lực: xã hội hóa nghiên cứu tìm hiểu, ưu tiên nghiên cứu phát hiện, khuyến khích nghiên cứu tư vấn; đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường đã nỗ lực vượt khó để thi đua nghiên cứu tốt, phục vụ công tác tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt và tư vấn tốt. Theo đó, từ năm 2010 đến nay Nhà trường đã tổ chức thành công 15 hội thảo khoa học cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh; hàng trăm hội thảo cấp trường, hội thảo chuyên đề cấp khoa. Chủ trì, bảo vệ thành công 04 đề tài khoa học cấp bộ, 10 đề tài khoa học cấp tỉnh. Đặc biệt đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Nhà xuất bản Thanh Hóa biên tập 25 sách tham khảo, chuyên khảo; phát hành 35 số tập san nghiên cứu lý luận và thực tiễn với số lượng 2.500 cuốn/số phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy cho cán bộ, giảng viên và công tác lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với phương châm 3 tốt: định hướng tốt, cơ chế tốt, môi trường tốt, Ban Giám hiệu nhà trường đã tập trung nguồn lực, dồn sức xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ phẩm chất, năng lực, uy tín thông qua việc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các khâu trong công tác cán bộ. Trong đó, quan tâm công tác quy hoạch, ưu tiên nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ; khuyến khích đào tạo nghiên cứu sinh, chú trọng đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn, phát triển tư duy, tầm nhìn, năng lục lãnh đạo, quản lý, nuôi dưỡng khát vọng, khuyến khích đổi mới, sáng tạo. Kết quả đến nay 100% giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nghiệp vụ phương pháp sư phạm. Trong đó, hầu hết giảng viên có trình độ Thạc sỹ, một số là Tiến sỹ và đang nghiên cứu sinh.

Chú trọng xây dựng môi trường học tập kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng, Nhà trường tập trung vào xây dựng mô hình học tập 3 không, 3 có (3 không: không vào muộn, ra sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng và sử dụng điện thoại trong giờ học . 3 có: có mục tiêu, động lực học tập tích cực; có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp học tập và rèn luyện khoa học) nhằm góp phần xây dựng tác phong, hình ảnh đúng đắn của học viên Trường Đảng. Cùng với đó là tổ chức bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu, học viên dương mẫu gắn với tuyên dương trong Lễ chào cờ hằng tháng. Mục đích bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu nhằm biểu dương tập thể lớp, cá nhân học viên có thành tích tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua ở các lớp, xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Với những đổi mới chủ yếu nêu trên, trong thời gian qua nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng được một số lượng lớn cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chuẩn về trình độ quản lý nhà nước, chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ cấp cơ sơ, cán bộ lãnh đạo cấp phòng... với quy mô đào tạo, bồi dưỡng trên 10.000 học viên mỗi năm. Nổi bật là bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện và cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021 (147 lớp với 16.999 đại biểu); bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh chủ chốt cấp huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 (27 lớp với 2.092 học viên); đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính cho 150 cán bộ lãnh đạo cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. Qua đào tạo, bồi dưỡng, vừa chuẩn hóa kiến thức, trình độ vừa nâng cao phẩm chất, năng lực, góp phần đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài về công tác cán bộ của tỉnh.

Bước sang giai đoạn mới, với tầm nhìn xây dựng nhà trường trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; trung tâm nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn đạt chuẩn kiểu mẫu; Trường Chính trị tỉnh tiếp tục xây dựng và hiện thục hóa mô hình 5 nhất, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới (5 nhất: (1) có thể chế hoàn thiện nhất về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; (2) có quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn và chất lượng tốt nhất; (3) công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phát triển toàn diện nhất; (4) đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín nhất; (5) có môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng nhất. 4 trụ cột phát triển: (1) nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là trung tâm; (2) đổi mới công tác quản lý là then chốt; (3) đổi mới phương pháp dạy - học, thi, kiểm tra, đánh giá là đột phá; (4) xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. 5 định hướng đổi mới: (1) chuyển mạnh nhận thức từ người thầy là trung tâm sang người thầy và học viên là trung tâm; (2) chuyển mạnh từ dạy - học kiến thức là chủ yếu sang dạy - học phát triển phẩm chất và năng lực; (3) chuyển mạnh từ dạy - học thụ động sang dạy - học chủ động theo phương châm dạy - học hiểu, dạy - học vận dụng, dạy - học xử trí theo nguyên tắc 3 tăng (chủ động, trao đổi, xử trí), 3 giảm (thụ động, đọc thoại, lý thuyết); (4) chuyển mạnh từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình; (5) chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ và kiến tạo).

Để đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay, nhà trường xác định tập trung giải quyết hài hòa 03 mối quan hệ: (1) giữa đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và sử dụng cán bộ; (2) giữa quy mô với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; (3) giữa đào tạo, bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Đồng thời đáp ứng 5 điểm mới trong xu thế vận động phát triển của trường chính trị tỉnh: (1) phát triển từ chức năng đào tạo, bồi dưỡng là chủ yếu sang đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; (2) từ đào tạo là chủ yếu sang đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh vị trí việc làm; (3) từ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở các địa phương trong tỉnh là chủ yếu mở rộng thêm hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng; (4) từ thực hiện nguồn lực trong trường là chủ yếu sang huy động thêm nguồn lực xã hội; (5) từ thi đua dạy - học tốt là chủ yếu sang thi đua nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt và tư vấn tốt.

Với những định hướng đổi mới đó, cùng với sự quan tâm của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, địa phương trong tỉnh, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sẽ được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh trong giai đoạn mới.

Thịnh Văn Khoa

Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa


Thịnh Văn Khoa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]