(Baothanhhoa.vn) - Trích tham luận của đại biểu Lương Tất Thắng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Sầm Sơn, Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Sầm Sơn dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giải pháp để du lịch Sầm Sơn phát triển hơn nữa trong thời gian tới

Trích tham luận của đại biểu Lương Tất Thắng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Sầm Sơn, Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Sầm Sơn dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giải pháp để du lịch Sầm Sơn phát triển hơn nữa trong thời gian tới

Sầm Sơn là thương hiệu du lịch nổi tiếng không chỉ riêng của tỉnh Thanh Hóa mà của cả nước. Giai đoạn 2016 - 2020 thành phố Sầm Sơn ước đón 22,53 triệu lượt khách, chiếm trên 50% tổng lượt khách du lịch toàn tỉnh.

Hoạt động du lịch của thành phố thời gian qua có nhiều đổi mới, từ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, tuyên truyền, quảng bá, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đến tổ chức thực hiện.

Bên cạnh việc tiếp tục tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, thể thao trên địa bàn, thành phố đã tổ chức thành công những lễ hội mới, đặc sắc, riêng có của Sầm Sơn như: Lễ hội Tình yêu - Hòn Trống Mái; Lễ hội Carnival đường phố... nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch mới. Năm 2017, Sầm Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh là 1 trong 5 khu du lịch hàng đầu Việt Nam.

Để du lịch Sầm Sơn phát triển hơn nữa trong thời gian tới, đề nghị cần có một số giải pháp chủ yếu như sau:

Một là: Trên cơ sở Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 - 01 - 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 - 10 - 2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 - 01 - 2017; Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05 - 8 - 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và yêu cầu thực tế, đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, từ đó ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cơ sở vật chất, xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch; đặc biệt là nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển du lịch, phải xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng, liên ngành, xã hội hóa cao, mang nội dung văn hóa và nhân văn sâu sắc, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế - xã hội, chính trị, đối ngoại và QP-AN, có vai trò động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

Hai là: Tiếp tục nghiên cứu tổng thể du lịch ở cấp độ toàn tỉnh, có tính tới yếu tố khu vực, quốc gia và quốc tế để xây dựng Đề án phát triển các khu, điểm, tour, tuyến du lịch trọng điểm nhằm kết nối Sầm Sơn với các trọng điểm du lịch khác của tỉnh như: Thành phố Thanh Hóa, Lam Kinh, Bến En, Thành nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương… từ đó làm tăng tính phong phú, hấp dẫn của du lịch Thanh Hóa nói chung và Sầm Sơn nói riêng đối với du khách.

Ba là: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, Sầm Sơn không chỉ là thành phố du lịch biển mà còn phải là thành phố của các chương trình nghệ thuật, lễ hội (cả truyền thống lẫn hiện đại) quanh năm mang tầm quốc gia, quốc tế; là trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tập huấn thể thao chất lượng cao hàng đầu của cả nước; là trọng điểm về vui chơi giải trí, công viên chuyên đề của khu vực Bắc Trung Bộ, Tây và Nam Bắc Bộ.

Để làm được điều này, bên cạnh sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh thì thành phố phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt trong công tác cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, mà trọng tâm là công tác bồi thường GPMB, bàn giao đất cho các nhà đầu tư đúng kế hoạch, tiến độ, nhất là các dự án lớn, trọng điểm về du lịch như: Dự án Quảng trường biển và trục cảnh quan, lễ hội; tổ hợp đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn; khu đô thị sinh thái ven sông Mã; khu đô thị sinh thái biển Đông Á…

Bốn là: Tập trung đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thông minh, đồng bộ, hiện đại đáp ứng tối đa các yêu cầu ngày càng cao của du khách; giải quyết triệt để các vấn đề về ô nhiễm môi trường thông qua đầu tư khu liên hợp xử lý chất thải rắn; hệ thống thu gom và xử lý nước thải thành phố. Quản lý tốt trật tự và cảnh quan đô thị, tạo cho du khách cảm giác an toàn, thoải mái nhất khi đến với Sầm Sơn.

Năm là: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; đổi mới phương thức, công cụ, nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch Sầm Sơn, thông qua ứng dụng công nghệ số, các kênh thông tin có uy tín trong nước, quốc tế và các mạng xã hội, trong đó cần lưu ý nhắm trực tiếp đến từng phân khúc, đối tượng khách hàng cụ thể. Xây dựng hình ảnh, con người Sầm Sơn văn minh, thân thiện, đẹp trong lòng bạn bè và du khách, để mỗi người dân là một “đại sứ du lịch” của thành phố.

Sáu là: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ du lịch; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn cho khách du lịch; tạo môi trường du lịch văn minh, thân thiện. Ban hành các phương án, quy chế quản lý du lịch và tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trên mọi mặt của dịch vụ du lịch.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]