(Baothanhhoa.vn) - Vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ), Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2020. Đây là một trong những nội dung nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN năm 2019 và năm 2020" và Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN giai đoạn 2019 - 2021" theo Kế hoạch số  213 và  Kế hoạch số 202 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ), Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2020. Đây là một trong những nội dung nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN năm 2019 và năm 2020” và Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN giai đoạn 2019 - 2021” theo Kế hoạch số 213 và Kế hoạch số 202 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũngTập huấn kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và bồi dưỡng cập nhật pháp luật về phòng chống tham nhũng.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về PCTN là một trong những nội dung quan trọng của công tác PCTN. Tuy nhiên, trên thực tế có lúc, có nơi công tác tuyên truyền, PBGDPL về PCTN chưa được người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị thực sự coi trọng, còn mang tính hình thức, đối tượng tuyên truyền, PBGDPL về PCTN chỉ mới tập trung chủ yếu vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức...

Do đó, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về PCTN, xây dựng đạo đức, lối sống liêm chính trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; đưa công tác tuyên truyền, PBGDPL về PCTN thành việc làm thường xuyên, đi vào chiều sâu, thiết thực có hiệu quả, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh PCTN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, PBGDPL về PCTN giai đoạn 2019-2021” và tỉnh Thanh Hóa đã cụ thể hóa bằng các Kế hoạch số 202 và Kế hoạch số 213.

Thực hiện các đề án, kế hoạch trên, thời gian qua công tác tuyên truyền, PBGDPL về PCTN đã được triển khai ở tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong toàn tỉnh, trong đó đối tượng tập trung ưu tiên gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; lãnh đạo các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp; người lao động và học sinh, sinh viên. Nội dung tuyên truyền trọng tâm là: Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp PCTN; ý nghĩa, tầm quan trọng của PCTN và xây dựng đạo đức liêm chính; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và PCTN; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCTN; Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về PCTN và đạo đức liêm chính...

Trao đổi tại lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ phổ biến kiến thức pháp luật về PCTN năm 2020, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ) đã lưu ý với các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện: Trong công tác tuyên truyền, PBGDPL về PCTN cần chú ý, so với quy định của Luật PCTN năm 2005, Luật PCTN năm 2018 có nhiều nội dung mới, trong đó có việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật ra khu vực ngoài Nhà nước. Do đó, cần chú ý các nội dung trọng tâm về: Hành vi tham nhũng; PCTN trong khu vực ngoài Nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước trong PCTN; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về PCTN; tuyên truyền, PBGDPL về PCTN. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong PCTN; kinh nghiệm quốc tế về PCTN. Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN. Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong PCTN.

Theo báo cáo của Sở Tư pháp, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL nói chung, trong đó có nội dung PBGDPL về PCTN, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối với công tác tuyên truyền, PBGDPL, hàng năm ngay từ đầu năm Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PBGDPL để đưa công tác này ngày càng đi vào nền nếp. Nổi bật trong việc đổi mới hoạt động triển khai PBGPDL thời gian qua đó là: Thông qua công tác tuyên truyền, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị đã nhân rộng nhiều mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả, đẩy mạnh sự tương tác, phối hợp giữa những người làm công tác PBGDPL, tạo sự chủ động trong việc tìm hiểu và chấp hành pháp luật của người dân, mang đến tiếng nói thiện chí và đồng thuận trong Nhân dân để đưa pháp luật vào cuộc sống, từ đó an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kinh tế - xã hội có bước phát triển. Các đơn vị: Tòa án Nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã giảm bớt nội dung phổ biến về quy định cụ thể của pháp luật mà gắn với các tình huống, vụ việc, sự kiện pháp lý từ đó hình thành thói quen đối chiếu giữa hành vi với quy định của pháp luật, kịp thời khuyến khích, động viên những hành vi tích cực, phê phán, lên án những hành vi tiêu cực, trái pháp luật; nhất là các hành vi lệch chuẩn còn tồn tại trong xã hội. Các ngành đã quan tâm hơn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGPDL; đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức, kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền pháp luật; khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật qua các cổng thông tin, trang thông tin điện tử; đối thoại, giải đáp vướng mắc pháp luật trực tuyến; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn trực tuyến; tổ chức các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật...

6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các cấp, các ngành đã thực hiện hoạt động PBGDPL trực tiếp hạn chế hơn so với cùng kỳ năm trước, toàn tỉnh chỉ thực hiện gần 1.427 cuộc PBGDPL cho 207.160 lượt người. Tuy nhiên, việc phát hành tài liệu, tờ gấp pháp luật, qua loa truyền thanh với các nội dung trọng tâm ngắn gọn, phù hợp với thực tế, dễ hiểu được thực hiện rộng khắp. Đã có 366.512 cuốn tài liệu pháp luật, hàng triệu tờ gấp được cấp phát đến tầng lớp Nhân dân, gần 32.000 lượt chương trình tuyên truyền pháp luật được phát sóng trên loa phát thanh cơ sở... Qua đó, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL nói chung, PBGDPL về PCTN nói riêng.

Bài và ảnh: Việt Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]