(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN). Người nhấn mạnh, khoa học phải từ sản xuất mà ra và trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, ngành KH&CN đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, để đạt được nhiều thành quả quan trọng. Qua đó, đồng hành và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Bài 11- Động lực then chốt trong tăng trưởng và phát triển kinh tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN). Người nhấn mạnh, khoa học phải từ sản xuất mà ra và trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, ngành KH&CN đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, để đạt được nhiều thành quả quan trọng. Qua đó, đồng hành và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Bài 11- Động lực then chốt trong tăng trưởng và phát triển kinh tếPhòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ Tiến Nông. Ảnh: Trần Hằng

Tin liên quan:
  • Dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Bài 11- Động lực then chốt trong tăng trưởng và phát triển kinh tế
    Bài 10: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

    Theo thống kê, giai đoạn 2016 - 2020 các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) trong tỉnh đã đào tạo, cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh khoảng 18.000 người trình độ ĐH và sau ĐH, trong đó trình độ sau ĐH khoảng 1.330 người. Các chuyên ngành đào tạo chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, kỹ thuật công trình, nông, lâm, ngư nghiệp, sư phạm, văn hóa, thể thao và du lịch...

Thực hiện chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020, UBND tỉnh đã ban hành Đề án phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020, trong đó tập trung đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN; tăng cường tiềm lực KH&CN; phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và các hướng công nghệ ưu tiên; phát triển dịch vụ KH&CN... Qua thực hiện chiến lược phát triển KH&CN, từ năm 2011 đến tháng 12-2019, tỉnh ta đã ban hành 45 nghị quyết, quyết định, chương trình, đề án, dự án... trong lĩnh vực KH&CN. Cùng với việc ban hành các cơ chế, chính sách, UBND tỉnh đã tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển KH&CN, với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

Những năm qua, các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Nhiều mô hình sản xuất tiên tiến được xây dựng, nhiều công nghệ, kỹ thuật tiến bộ được chuyển giao vào thực tiễn. Ở mức độ khác nhau, các nhiệm vụ KH&CN đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động KH&CN. Bởi vậy hàng năm, hơn 60% kinh phí sự nghiệp KH&CN được dành cho hoạt động này. Các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh thuộc 6 lĩnh vực khoa học đã được ngân sách Nhà nước đầu tư kinh phí. Các nhóm nghiên cứu đã tạo ra những sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn cao, gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của đơn vị, địa phương. Các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng đã góp phần nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Nét nổi bật trong hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua là sự vào cuộc của ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp trong triển khai các nhiệm vụ KH&CN. Trong 4 năm gần đây, toàn tỉnh triển khai thực hiện trên 300 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp quốc gia. Riêng năm 2019 đã thực hiện, quản lý 171 nhiệm vụ (cấp quốc gia 29 nhiệm vụ, cấp tỉnh 142 nhiệm vụ), trong đó có 128 nhiệm vụ chuyển tiếp (26 nhiệm vụ cấp quốc gia, 102 nhiệm vụ cấp tỉnh), 43 nhiệm vụ mới (3 nhiệm vụ cấp quốc gia, 40 nhiệm vụ cấp tỉnh). Trong tổng số hơn 300 nhiệm vụ được triển khai thực hiện, đến tháng 10-2019 đã nghiệm thu trên 150 nhiệm vụ. Những nhiệm vụ sau khi nghiệm thu được ứng dụng vào thực tiễn góp phần hình thành nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến được chuyển giao áp dụng, như: Mô hình sản xuất cam thương phẩm sạch bệnh chất lượng cao không hạt V2 tại Khu Công nghệ cao Lam Sơn (Thọ Xuân); ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế mẫu hoa văn và cơ giới hóa một số khâu kỹ thuật đánh bóng sản phẩm đúc đồng truyền thống; hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất biofil và hydan; ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm Cyfra 21-1, CEA, SCC, PRO-GRP trong chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi; nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thay máu cho trẻ vàng da sơ sinh bằng phương pháp tự động...

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), trước nhu cầu hội nhập và phát triển, các xu hướng và yêu cầu phát triển công nghệ gắn với xây dựng một nền sản xuất thông minh, hiện đại sẽ là định hướng chủ đạo cho hoạt động KH&CN. Sau 5 năm triển khai khâu đột phá về “Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015–2020, tỉnh ta đã khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế hiện có, từng bước đưa KH&CN và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát huy những thành tựu đã đạt được, trong những năm tiếp theo, ngành KH&CN sẽ tập trung trí tuệ, phấn đấu đưa KH&CN và đổi mới sáng tạo thật sự trở thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất đời sống; tích cực ứng dụng các công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0, các công nghệ tiên tiến, để tạo đột phá trong phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh như chế biến, chế tạo, du lịch, nông nghiệp, y tế, đô thị hóa và cơ sở hạ tầng.

Để đạt được các mục tiêu trên, ngành KH&CN đã đề ra các giải pháp trọng tâm đó là, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tạo sự đột phá trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, nông nghiệp, y dược, công nghiệp chế biến - chế tạo, môi trường, hoạt động của chính quyền các cấp. Tập trung thu hút các dự án sản xuất, kinh doanh sản phẩm có hàm lượng KH&CN cao, gắn với ứng dụng một số công nghệ mới của CMCN 4.0 trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Đồng thời, nâng cao năng lực KH&CN của tỉnh cả về cơ sở vật chất, nhân lực và vốn đầu tư. Đẩy nhanh việc kiện toàn các tổ chức KH&CN thông qua việc nâng cấp, sắp xếp lại hợp lý cơ cấu đội ngũ, nhân lực theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN, các phòng thí nghiệm, thử nghiệm theo hướng tập trung, dùng chung, không chồng chéo chức năng nhiệm vụ của từng ngành. Chú trọng xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao phục vụ thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế trụ cột của tỉnh.

Trần Hằng

Bài 12: Thanh Hóa nỗ lực giảm nghèo bền vững.


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]