(Baothanhhoa.vn) - Biến những vùng đất đồi cẵn cỗi thành vựa đào ngát hoa, vườn đào Lan Chiêm những ngày giáp Tết nguyên đán đang hé nụ, khoe sắc thắm báo hiệu một mùa vụ bội thu.

“Chúa đào” nơi thâm sơn cùng cốc

Biến những vùng đất đồi cẵn cỗi thành vựa đào ngát hoa, vườn đào Lan Chiêm những ngày giáp Tết nguyên đán đang hé nụ, khoe sắc thắm báo hiệu một mùa vụ bội thu.

Bén duyên với đào

“Chúa đào” nơi thâm sơn cùng cốc

Bà Hàn Thị Lan – người sở hữu 8ha đào ở xã Phúc Đường (huyện Như Thanh).

Về xã Phúc Đường (huyện Như Thanh) những ngày giáp Tết nguyên đán Canh Tý hỏi thăm đến vựa đào Lan Chiêm của gia đình bà Hàn Thị Lan (66 tuổi) không khó. Sở hữu gần 10ha đào các loại, bà Lan được nhiều người ví von gọi với cái tên quen thuộc là bà “chúa đào” xứ Thanh. Nằm lọt giữa vùng đồi núi non bát ngát, vựa đào Lan Chiêm những ngày này đang hé nụ, khoe sắc thắm báo hiệu mùa xuân đang về. Nhưng ít ai biết được, hơn 20 năm trước, nơi đây như một vùng thâm sơn cùng cốc, không điện không đường, heo hút đến nghèo nàn.

“Chúa đào” nơi thâm sơn cùng cốc

Một góc vườn đào Lan Chiêm.

Năm 1996, gửi lại cả một thời thanh xuân nơi đất Sài Thành, người phụ nữ Hàn Thị Lan trở về quê hương lập nghiệp sau cú “trượt” dài về kinh doanh. Góp nhặt những đồng vốn còn sót lại, bà Lan cùng chồng lên huyện Như Thanh đi tìm vùng đất mới để làm kinh tế. Và rồi, họ quyết định thuê lại 48ha đất đồi ở xã Phúc Đường để trồng keo, cây hoa màu.

“Lúc bấy giờ nơi đây là vùng đất trống, cằn cỗi toàn cây bụi rậm, cỏ dại. Nhận đất chúng tôi bắt tay vào làm từ những công đoạn đầu tiên, mở đường, san gạt đất đá rồi trồng keo, trồng mía, cây hoa màu. Có bao nhiêu vốn dốc hết vào đó nên thời gian đầu khó khăn đến cùng cực”, bà Lan nhớ lại những ngày đầu.

“Chúa đào” nơi thâm sơn cùng cốc

Có những thân đào lâu năm mọc rêu, hoa đá.

Mãi đến năm 2009, trong một lần về vùng đất Xuân Du, bà Lan thấy nơi đây phát triển nghề trồng đào đem lại hiệu quả kinh tế tốt. Trong một dịp tham dự hội nghị làm vườn tại TP Thanh Hóa, bà có dịp được gặp giáo sư Nguyễn Lân Dũng, đem câu chuyện về việc trồng đào trên đất đồi cằn cỗi kể cho giáo sư nghe.

Bà Lan kể: “Khi nghe kể, giáo sư Dũng có mách về lấy 3 mẫu đất (đỉnh đồi, lưng đồi và cuối đồi) gửi ra để phân tích. Sau khi phân tích giáo sư kết luận thổ nhưỡng ở vùng đất này rất thích hợp với cây đào. Ngay sau đó, tôi bàn với chồng quyết định dành riêng 6ha đất triền đồi nằm cạnh đập khe dài để trồng thử nghiệm những cây đào đầu tiên”.

“Chúa đào” nơi thâm sơn cùng cốc

Bà bắt đầu bén duyên với cây đào từ đó. Đến năm 2011, tổng diện tích trồng đào của gia đình bà Lan lên đến 8ha với 12000 cây. Năm 2014, lứa đào đầu tiên bắt đầu đến mùa thu hoạch đem về lợi nhuận gần 700 triệu đồng.

Thương đào như con

“Chúa đào” nơi thâm sơn cùng cốc

Những tưởng sau lứa đào đầu tiên đem về thành công sẽ hứa hẹn cho những lứa đào sau này. Thế nhưng, cái nghề trồng đào không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Năm 2015, số đào còn lại trong vườn của bà Lan không đạt như mong muốn khiến một mùa thất thu.

“Năm đó do biến đổi khí hậu, tiết trời nắng nóng kéo dài đã khiến cả một vườn đào nở đỏ rực trước Tết. Nhìn vườn đào bung nở trước dịp mà tôi và chồng sững sờ, công lao chăm sóc cả 1 năm ròng rã coi như đổ sông đổ bể. Cái nghề này được hay bại đều phụ thuộc hết vào thời tiết”. Bà Lan nhớ lại.

“Chúa đào” nơi thâm sơn cùng cốc

Theo bà Lan chia sẻ, để có được những cây đào phục vụ Tết phải tốn rất nhiều công sức. Mỗi năm trung bình phải đầu từ khoảng 450 triệu đồng tiền phân, làm cỏ, tạo dáng. Ngoài ra, mỗi năm phải đầu tư khoảng 300 công tỉa tán, 2 kỳ sáo cỏ, 2 kỳ bón phân. Có những thời điểm đến kỳ tuốt lá, tại vườn đào của gia đình bà Lan có khoảng 60 – 70 công nhân làm việc cả ngày.

Tính đến thời điểm hiện tại, ở vườn đào Lan Chiêm có khoảng 8.000 cây. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên những gốc đào với đủ chủng loại ở đây đã hé nụ, kịp vụ Tết khiến bà vợ chồng bà chủ vườn Lan Chiêm phấn khởi, vui mừng. Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa, nơi đây lại ngập tràn sắc hoa, những gốc đào xuân lại được các thương lái về đây tìm đặt mua bán Tết.

“Chúa đào” nơi thâm sơn cùng cốc

Phần lớn đào ở đây đều là các giống đào được lấy từ xã Xuân Du (Như Thanh), Nhật Tân và đào Phú Sơn (Tĩnh Gia). Tuy nhiên, qua bàn tay của vợ chồng bà chủ vườn đào Lan Chiêm, có những gốc đào với đủ thứ dáng như Tam Đa, dáng Trực, Long … đã được nhiều khách đặt mua cách đây chừng vài tháng trước.

Gần 10 năm gắn bó với nghề trồng đào, có biết bao thăng trầm và không thiếu những kỷ niệm mà vợ chồng bà Lan trải qua. “Tôi đam mê đào lắm, ngay từ những ngày đầu ý tưởng trồng đào đều do tôi ấp ủ, anh chồng nhà tôi làm họa sỹ nên rất ủng hộ và toàn bộ những dáng cây ở đây đều được ông ấy tạo nên. Trồng đào là một đằng nhưng với tôi, tôi thương đào như con. Có một cây đào theo vợ chồng tôi gần 10 năm, năm vừa rồi cây đào ra hoa đẹp nhất vườn, có ông chủ dưới thành phố lên ưng ý đã hỏi mua. Khi tiễn cây về với chủ mới mà tôi tiếc lắm, chỉ kịp lấy điện thoại ra chụp lại ít kiểu ảnh làm kỷ niệm”. Bà Lan tâm sự.

“Chúa đào” nơi thâm sơn cùng cốc

Nói về tương lai, bà “chúa đào” nơi thâm sơn cùng cốc đang ấp ủ dự án trồng đào lấy thân. Cây đào sau khi được chăm bón to lớn sẽ được cắt ghép với các cành hiệu quả về hoa để tạo nên những cây đào hoàn hảo từ hoa đến dáng.

Nắng chiều tắt dần sau núi, chúng tôi chia tay vườn đào Lan Chiêm, chia tay người phụ nữ tuổi ngoài 60. Phía xa bên đập Khe Dài, những nụ đào đang chờ ngày bung nở, chào đón một mùa xuân mới.

Tuấn Kiệt


Tuấn Kiệt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]