(Baothanhhoa.vn) - Những kết quả đạt được từ phong trào xây dựng “Đô thị văn minh, công dân thân thiện”, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội đến người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Những kết quả đạt được từ phong trào xây dựng “Đô thị văn minh, công dân thân thiện”, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội đến người dân.

Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Nghi thức trong lễ hội Lê Hoàn. Ảnh: Lê Dung

Để xứng tầm đô thị loại I, TP Thanh Hóa xác định xây dựng “Đô thị văn minh, công dân thân thiện” là 1 trong 4 chương trình trọng tâm được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Với định hướng và bằng nhiều giải pháp, vài năm trở lại đây, diện mạo kinh tế - xã hội thành phố ngày càng đổi thay theo chiều hướng tích cực. Hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện chiếu sáng, nhà ở dân cư... đã và đang tiệm cận dần tới đích sáng – xanh – sạch – đẹp. Nhằm quản lý và lập lại trật tự xây dựng đô thị, hằng năm UBND thành phố đều xây dựng và triển khai các phương án và tổ chức các đợt ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông, giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, họp chợ... Cùng với đó, phong trào xây dựng xã, phường, cơ quan, đơn vị, tổ dân phố, gia đình văn hóa và phường đạt chuẩn văn minh đô thị, xã đạt chuẩn nông thôn mới, cũng luôn được chú trọng. Nhiều phường, xã đã chủ động xây dựng các tổ phụ nữ tự quản về vệ sinh môi trường; tổ tự quản an ninh trật tự; xây dựng bộ quy ước tại khu dân cư; các hoạt động ma chay, hiếu hỉ, lễ hội dần đi vào khuôn khổ...

Những kết quả đạt được từ phong trào xây dựng “Đô thị văn minh, công dân thân thiện”, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội đến người dân. Điển hình trong đó phải kể đến vai trò của hội liên hiệp phụ nữ. Cụ thể, trong những năm qua, các cấp hội đã duy trì được trên 300 đội tình nguyện viên, tổ tự quản, tổ thu gom rác thải. Đồng thời, 100% chi hội đăng ký xây dựng đoạn đường xanh - sạch - đẹp, tuyến đường kiểu mẫu về vệ sinh môi trường. Các cấp hội đã vận động được 869 gia đình hội viên hiến 12.115m2 đất, trị giá gần 70 tỷ đồng, để làm đường giao thông. Đồng thời, đóng góp công sức, tiền của có trị giá gần 100 tỷ đồng để xây dựng nhà văn hóa phố, lát đá vỉa hè, lắp hệ thống điện chiếu sáng công cộng... Những việc làm thiết thực này đã và đang góp phần tạo dựng nên diện mạo đô thị mới cho TP Thanh Hóa.

Trong thực tế, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, thì cũng kéo theo sau nó không ít hệ lụy. Đó là tình trạng đô thị hóa ở thành thị hay công nghiệp hóa ở nhiều làng quê, khiến cho môi trường sống bị ô nhiễm; người dân thiếu việc làm hoặc sinh kế không ổn định; trật tự xã hội và các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng hoặc biến tướng, phức tạp, khó kiểm soát. Đáng nói hơn, do môi trường văn hóa bị xáo trộn, khiến cho không ít thuần phong mỹ tục, giá trị đạo đức, quan niệm, hành vi, lối sống, sức khỏe, hạnh phúc gia đình... cũng chịu nhiều tác động tiêu cực. Cũng vì lẽ đó, việc xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, “nói không” với tội phạm và tệ nạn xã hội; đồng thời, gắn với phong trào TDĐKXDĐSVH, là một giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài. Kết quả, sau 18 năm triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH, toàn tỉnh đã có 744.378/942.251 gia đình đạt danh hiệu văn hóa; 5.586/6.031 làng, thôn, tổ dân phố đăng ký xây dựng văn hóa; 46/58 phường, thị trấn phát động xây dựng đạt chuẩn văn minh đô thị. Toàn tỉnh có 4.910 khu dân cư không có trẻ em bỏ học; 2.930 khu dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên. Ngoài ra, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng thiết chế văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa trong các đoàn thể... cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Có thể nói, những kết quả đạt được từ phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, gắn với phong trào TDĐKXDĐSVH, đã và đang tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Cụ thể, các phong trào xây dựng gia đình, làng, bản, tổ dân phố văn hóa, đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; đề cao giá trị đạo đức, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, xóm làng và dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, nhiều việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, xoá đói, giảm nghèo, khuyến học, khuyến tài đã trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng. Đời sống văn hoá cơ sở đã có bước phát triển đáng kể, nhất là ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Nhận thức về giá trị di sản văn hoá và truyền thống văn hoá ngày càng được nâng cao... Có được kết quả ấy là bởi phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, gắn với phong trào TDĐKXDĐSVH, đã có sự kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc và kế thừa các phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, làng văn hóa trước đây. Song song với đó, các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan, đã và đang đi vào thực tiễn đời sống. Đặc biệt trong đó phải kể đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Ngoài ra, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội, cũng là cơ sở để các phong trào đi sâu vào đời sống.

Mặc dù vậy, cũng cần khách quan nhìn nhận, phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, gắn với phong trào TDĐKXDĐSVH, cũng đang gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Do đó, bên cạnh nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; hay củng cố, kiện toàn các ban chỉ đạo phong trào, thiết nghĩ các địa phương cần đa dạng hóa nội dung và phương thức thực hiện các phong trào, nhằm thu hút và phát huy sự sáng tạo của nhân dân. Đồng thời, nhân rộng và biểu dương các điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào, góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, an toàn và hài hòa cho con người.

Khôi Nguyên


Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]