(Baothanhhoa.vn) - Sản phẩm lưu niệm thường là những mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa và thẩm mỹ đặc trưng cho vùng đất hay điểm đến. Do đó, nó dễ dàng hấp dẫn du khách như một cách thức giúp họ lưu giữ ấn tượng và kỷ niệm về một nơi họ từng đi qua...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết nối sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm lưu niệm

Sản phẩm lưu niệm thường là những mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa và thẩm mỹ đặc trưng cho vùng đất hay điểm đến. Do đó, nó dễ dàng hấp dẫn du khách như một cách thức giúp họ lưu giữ ấn tượng và kỷ niệm về một nơi họ từng đi qua...

Một số sản phẩm lưu niệm, thực phẩm được trưng bày tại Khách sạn Central (TP Thanh Hóa).

Thanh Hóa có 1 đô thị du lịch và hàng chục khu, điểm du lịch nghỉ dưỡng các loại, nhưng để tìm được ở đó một vài mặt hàng lưu niệm vừa khác biệt, độc đáo và mang đậm dấu ấn văn hóa, vùng đất xứ Thanh thì không dễ. Trong khi, về đồ mỹ nghệ, Thanh Hóa có hàng trăm làng nghề và nghề truyền thống lâu đời, với nhiều sản phẩm từ lâu đã nức tiếng khắp cả nước và hiện được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, các nước châu Âu; về ẩm thực, Thanh Hoá nổi tiếng với bánh gai Tứ Trụ, nước mắm Ba Làng, nem chua Tào Xuyên, rượu Cầu Lộc, chè lam Phủ Quảng... Chứa đựng nhiều giá trị về vật chất lẫn văn hóa - tinh thần - thẩm mỹ, các sản phẩm này vốn có thể đại diện cho du lịch Thanh Hóa, trở thành những mặt hàng lưu niệm có giá trị và hấp dẫn du khách. Thế nhưng, đường đi của nó – từ nơi sản xuất đến tay du khách – vẫn là một chặng khá dài. Trong khi đó, đến nhiều khu, điểm du lịch hiện nay không khó để bắt gặp những mặt hàng “có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu”, như quần áo thổ cẩm, vòng tay, con rối, lá thuốc nam... Những mặt hàng rất khó để có thể rút được “hầu bao” của khách du lịch.

Vài năm trở lại đây, bên cạnh nhiều cơ chế, chính sách nhằm định hướng phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ; tỉnh Thanh Hóa cũng có các chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến, quảng bá các sản phẩm làng nghề và nhất là khảo sát để đưa một số làng nghề tiêu biểu vào các chương trình, tour, tuyến du lịch. Đồng thời, trong định hướng phát triển, các công ty lữ hành, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh cũng luôn muốn đa dạng hóa sản phẩm, liên kết tour tuyến, nâng cao chất lượng dịch vụ... nhằm giữ chân khách du lịch lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và có nhu cầu quay lại mỗi khi có cơ hội. Cho nên, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với sản xuất các mặt hàng lưu niệm, sẽ tạo ra một sản phẩm bổ trợ đắc lực cho các sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm thế mạnh. Tuy nhiên, đến nay, đây vẫn là sản phẩm đang ở giai đoạn manh nha hình thành và chưa có nhiều mặt hàng lưu niệm thật sự tiêu biểu, hấp dẫn.

Để từng bước nắm bắt thực trạng vấn đề, giữa tháng 11-2018, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh đã phối hợp với một số doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn, lữ hành tiến hành khảo sát thực tế một số cơ sở sản xuất đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ trên địa bàn TP Thanh Hóa. Qua khảo sát, nhiều sản phẩm đá quý, đồ đồng, đỗ gỗ mỹ nghệ, nem chua, thực phẩm sạch... nhận được phản hồi tích cực từ phía đơn vị tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất tại các làng nghề, các cơ sở cũng cho thấy không ít bất cập, hạn chế như mẫu mã chưa thích ứng nhu cầu thị trường; các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung; sản phẩm bán ra thụ động, chưa có nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến khách du lịch, người tiêu dùng. Điều đáng nói hơn là việc tiếp cận và kết nối giữa các cơ sở sản xuất, làng nghề với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các khu, điểm du lịch trong việc giới thiệu, quảng bá các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hiện vẫn rất lỏng lẻo.

Với 22 khu, điểm du lịch có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch, trên 760 cơ sở lưu trú và gần 70 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đây được xem là một thị trường tiêu thụ lý tưởng cho các mặt hàng lưu niệm. Đồng thời, với lượng khách đến Thanh Hóa ngày càng tăng, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn, thì sự thiếu vắng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm sẽ là một thiệt thòi lớn cho du lịch tỉnh ta nói chung, các làng nghề và cơ sở sản xuất nói riêng. Trong nhiều giải pháp đã và đang được ngành chức năng đề ra, việc tạo cơ chế nhằm tăng cường mối liên kết giữa các bên liên quan từ sản xuất đến kinh doanh – tiêu thụ các mặt hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, thiết nghĩ, cần được chú trọng trước tiên. Bởi, sự hợp tác này vừa giúp giải quyết đầu ra bền vững cho các mặt hàng lưu niệm, vừa góp phần quảng bá rộng rãi bản sắc văn hóa địa phương. Đồng thời, thu hút các nhà cung cấp nhỏ lẻ tham gia vào thị trường du lịch và tạo ra điểm khác biệt cho du lịch của tỉnh Thanh Hóa, nhờ các mặt hàng lưu niệm tinh xảo, độc đáo và có bản sắc riêng.


Bài và ảnh: Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]