(Baothanhhoa.vn) - Huyện Hậu Lộc có 128 di tích thuộc các loại hình kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, lịch sử kháng chiến, khảo cổ, tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có 48 di tích được xếp hạng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hậu Lộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Huyện Hậu Lộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Di tích chùa Liên Hoa Diêm Phố - di sản văn hóa vật thể quý giá của huyện Hậu Lộc.

Huyện Hậu Lộc có 128 di tích thuộc các loại hình kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, lịch sử kháng chiến, khảo cổ, tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có 48 di tích được xếp hạng.

Về lễ hội, có 34 lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm; mỗi xã, thị trấn đều có lễ hội truyền thống riêng, tiêu biểu như: Lễ hội Bà Triệu (Triệu Lộc), di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu Ngư (Ngư Lộc), lễ hội Chùa Ngọc Đới (Tuy Lộc), lễ hội Chùa Tam Giáo (thị trấn), lễ hội Nghè Vích (Hải Lộc)... Cùng với lễ hội, các loại hình nghệ thuật truyền thống được duy trì và phát triển mang đậm bản sắc của cư dân vùng đồng bằng Bắc Trung bộ như chầu văn, hát chèo, dân ca... Trong đó, tiêu biểu nhất là hát tuồng (tại xã Cầu Lộc), hát chầu văn (xã Châu Lộc), hát chèo (xã Lộc Sơn, Hưng Lộc, Văn Lộc), hát dân ca (Liên Lộc)...

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là việc khôi phục được các lễ hội truyền thống và các nghi lễ dân gian tại các di tích gắn với văn hóa và phong tục của từng địa phương. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Công tác phát huy giá trị di tích đã được ban quản lý các di tích chú trọng, việc bảo vệ gìn giữ, chống lấn chiếm và xâm hại di tích thường xuyên được quan tâm. Công tác tổ chức lễ hội, quản lý các hoạt động tín ngưỡng được tăng cường. Công tác xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2008-2018, đã có 14 di tích được tu bổ, tôn tạo từ nguồn ngân sách và nguồn xã hội hóa với tổng kinh phí là 44,787 tỷ đồng. Trong đó kinh phí Nhà nước (từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện, xã) là 16,175 tỷ đồng, số còn lại huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác. Hiện tại có 3 di tích đang được tiến hành tu bổ với tổng kinh phí trên 6 tỷ đồng. Hằng năm, UBND huyện đều chỉ đạo việc kiểm kê, lập báo cáo những di tích có biểu hiện xuống cấp, những di tích chưa xếp hạng nhưng có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo và xếp hạng; lập quy hoạch, tổ chức trùng tu, tôn tạo các di tích quốc gia; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan chức năng lập hồ sơ đề nghị tu bổ, tôn tạo cho nhiều di tích cấp tỉnh khác như: Cụm di tích Diêm phố, Đền Nẹ Sơn, Đền Đức thánh cả, Khu tưởng niệm Lê Hữu Lập, Nhà thờ Mẹ Tơm, Nhà thờ họ Nguyễn Phúc, Chùa Lục Nghĩa Trúc... Công tác bảo vệ di vật, cổ vật và tài sản thuộc di tích được tăng cường, công tác quản lý, kiểm kê các đồ thờ, hiện vật tại di tích được thực hiện thường xuyên, từ đó giúp nâng cao nhận thức của ban quản lý các di tích và nhân dân trong việc thực hiện Luật Di sản.

Đồng chí Cao Công Thức, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hậu Lộc cho biết, trong giai đoạn 2020-2025, huyện Hậu Lộc tập trung tu bổ, tôn tạo các di tích xếp hạng phải trên cơ sở đảm bảo tính nguyên vẹn, tôn trọng yếu tố gốc, sự bền vững, sự hài hòa của di tích với cảnh quan lịch sử - văn hóa của khu vực. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để góp phần củng cố bản sắc văn hóa địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hóa của nhân dân. Huy động tối đa các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Chú trọng đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; huy động nguồn lực xã hội cho công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, công tác tu bổ, chống xuống cấp đối với các di tích, cụm di tích xếp hạng. Phục dựng, nâng cấp một số lễ hội truyền thống tiêu biểu cấp xã; khôi phục và duy trì các hoạt động biểu diễn văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian trong lễ hội; định kỳ tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa văn nghệ truyền thống, các cuộc thi đấu thể dục, thể thao và trò chơi dân gian; tổ chức hội chợ, hội thi, triển lãm nhằm hỗ trợ quảng bá sản phẩm các làng nghề truyền thống, hỗ trợ công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tiểu, thủ công nghiệp đặc trưng của địa phương.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]