(Baothanhhoa.vn) - Đối với đa số cán bộ, công chức (CBCC) đang công tác ở vùng dân tộc, miền núi vẫn còn gặp không ít khó khăn trong công tác cũng như trong sinh hoạt, một trong những nguyên nhân là không biết tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) từ đó dẫn đến việc chưa am hiểu nhiều về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của đồng bào. Những hạn chế trên đã một phần ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dạy tiếng, chữ viết dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức ở vùng dân tộc miền núi

Đối với đa số cán bộ, công chức (CBCC) đang công tác ở vùng dân tộc, miền núi vẫn còn gặp không ít khó khăn trong công tác cũng như trong sinh hoạt, một trong những nguyên nhân là không biết tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) từ đó dẫn đến việc chưa am hiểu nhiều về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của đồng bào. Những hạn chế trên đã một phần ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Dạy tiếng, chữ viết dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức ở vùng dân tộc miền núi

Cán bộ, công chức huyện Như Thanh nhận chứng chỉ hoàn thành khóa học tiếng, chữ viết dân tộc Thái.

Trước thực trạng trên, ngày 9-11-2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho CBCC công tác tại các vùng dân tộc, miền núi. Thực hiện chỉ thị, các huyện miền núi trong tỉnh đã triển khai và thực hiện tốt công tác này. Tại huyện Quan Hóa, trong nhiều năm qua huyện thường xuyên ban hành kế hoạch, tổ chức mở các lớp học tiếng, chữ viết tiếng dân tộc cho CBCC. Theo đó, huyện đã giao cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề phối hợp với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Hồng Đức) tổ chức được hàng chục lớp. Riêng năm 2019 đã đào tạo cho 60 học viên học tiếng và chữ viết của đồng bào dân tộc Thái. Trong thời gian 3 tháng, các học viên được học tập, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Thái. Thông qua lớp học, đã giúp cho đội ngũ cán bộ hiểu được phong tục tập quán và có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giao tiếp, làm việc và gần gũi với nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Tại huyện Lang Chánh, năm 2019 cũng đã tổ chức một lớp học tiếng, chữ viết dân tộc Thái cho 50 học viên là CBCC trong huyện. Kết thúc khóa học với thời gian 50 ngày, các học viên đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ, bảo đảm sau khóa học, các học viên có thể nghe, nói, đọc, viết được tiếng dân tộc Thái.

Ông Ngô Xuân Sao, Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Hồng Đức) cho biết: Trong những năm qua, đơn vị đã phối hợp thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng và chữ viết DTTS cho CBCC trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh. Giai đoạn từ năm 2013 – 2019 đã tổ chức được gần 20 lớp dạy tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Lào cho CBCC từ huyện đến xã. Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo giảng dạy tiếng dân tộc cho hàng trăm giáo viên các cấp hiện đang công tác tại vùng đồng bào DTTS. Việc mở lớp, không chỉ để CBCC hiểu về ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa đồng bào dân tộc, mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, phát huy và làm giàu thêm những giá trị văn hóa truyền thống, mở rộng giao lưu, quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc các huyện miền núi xứ Thanh nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài và ảnh: Gia Bảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]