Lần đầu tiên ở Việt Nam một nghệ dân dệt tơ tằm truyền thống đã làm ra những tấm lụa từ sợi của cây sen - loài hoa thân quen từng được nhiều người coi là quốc hoa của Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những tấm lụa làm từ tơ sen độc đáo của nghệ nhân Phan Thị Thuận

Lần đầu tiên ở Việt Nam một nghệ dân dệt tơ tằm truyền thống đã làm ra những tấm lụa từ sợi của cây sen - loài hoa thân quen từng được nhiều người coi là quốc hoa của Việt Nam.

Trong ngôi nhà khang trang rộn ràng tiếng thoi dệt lách cách, nghệ nhân Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi những điều rất thú vị về cơ duyên gặp gỡ cùng cách làm ra những tấm lụa tơ sen. Dù là người đắm đuối, gắn bó bao năm với lụa tơ tằm nhưng sau một cuộc gặp gỡ cách đây hơn hai năm với những người làm khoa học ở Bộ Khoa học và Công nghệ, bà quyết định bắt tay vào làm lụa từ sen. Rất am hiểu và có nhiều kinh nghiệm với các công đoạn của nghề dệt tơ tằm truyền thống nhưng cũng phải mất hơn một năm bà Thuận mới có thể làm ra một chiếc khăn tơ sen hoàn chỉnh. Đến giờ sau bao ngày gắn bó với những cọng sen trắng, sen đỏ những sợi tơ sen mong manh đã thành quen thuộc, gắn bó như quấn quít với tay bà.

Trước đây cọng lá, hoa sen bị vứt bỏ giờ là nguyên liệu của một nghề dệt mới.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận là người rất am hiểu về nghề dệt lụa truyền thống. Bà cũng là người đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu và làm ra lụa từ tơ sen.

Những sợi tơ sen khi vừa được tách ra từ những cọng sen từng bị bỏ phí.

Tách sợi tơ sen từ 4, 5 cọng sen cùng lúc sẽ giúp người thợ se, bện chúng thành một sợi nguyên liệu có kích thước đủ lớn để dệt.

Công đoạn rút sợi từ cọng sen khá mất công nhưng tạo nên những sợi sen rất độc đáo.

Những người thợ dệt ở làng dệt truyền thống Phùng Xá đang kiểm tra lại sợi sen nguyên liệu trước khi dệt.

Những sợi nguyên liệu từ sen hoàn chỉnh được đưa vào lồng dệt chuẩn bị cho dệt sản phẩm lụa sen.

Công đoạn quay tơ được làm khá cẩn thận bởi sợi sen khá mong manh thô ráp.

Những sợi nguyên liệu sen trên khung dệt tơ tằm truyền thống ở Phùng Xá.

Người thợ dệt rất cẩn trọng khi dệt lụa sen bởi phải bỏ ra rất nhiều công sức để làm sợi nguyên liệu.

Người ta cũng khéo léo nối hoặc loại bỏ những lỗi nhỏ gặp phải trên sợi khi dệt.

Những chiếc khăn làm từ sợi tơ sen độc đáo, đầu tiên được tạo ra ở làng dệt truyền thống lâu đời Phùng Xá.

Bà Phan Thị Thuận rất vui sau hai năm tìm tòi bà đã làm ra được những sản phẩm rất độc đáo từ tơ sen.

Các công đoạn cầu kỳ và phải rất khéo léo, mất nhiều công sức nhất là công đoạn chuẩn bị nguyên liệu sợi sen để dệt. Để làm sợi, đầu tiên phải rút tơ từ những cọng sen. Nếu chọn cọng non để lấy tơ thì dễ nhưng nếu mất nó cây sen sẽ không ra hoa ra hạt vì thế mà bà Thuận chọn cọng đủ già. Khi chọn thường chọn cây sen trồng ở vùng nước sâu để cọng đủ dài cho nhiều sợi. Cọng sen khi hái về được cắt bỏ lá, người thợ sẽ khéo léo dùng dao cắt nhẹ một đường nông vòng quanh cọng. Sau đó dùng tay bẻ rồi kéo rời từ từ để rút tơ. Để làm ra một sợi có kích thước đủ lớn để có thể đưa vào khung dệt ngay, bà Thuận không rút tơ ở từng cọng mà rút 4,5 cọng cùng lúc. Sau khi tơ được tách khỏi cọng, người thợ sẽ miết chúng ngay trên mặt bàn ướt tạo thành sợi. Cứ thế việc này lặp đi lặp lại, những sợi nguyên liệu được nối dài. Thông thường để tạo ra 250g sợi đủ dệt được một chiếc khăn sen có kích thước thông thường, một người sẽ mất khoảng hơn 10 ngày để rút tơ từ gần 3.000 cọng sen. Những việc tiếp theo dễ dàng hơn. Sợi sen được đưa vào khung dệt lụa tằm truyền thống để tạo ra sản phẩm. Nhưng sợi này cũng rất khác, mong manh hơn hẳn tơ tằm, người thợ dệt Phùng Xá lâu năm này lại mày mò chỉnh khung dệt lại cho phù hợp, dệt đi dệt lại hàng tháng trời mới thành. Cuối cùng bà Thuận cũng tạm bằng lòng với những tấm lụa sen vừa bông vừa nhẹ lại thơm mùi tự nhiên được làm ra từ cọng lá, cọng hoa sen từng bị thải bỏ. Giờ thành công trong việc làm sợi sen rồi thì lại lo về những việc khó hơn, bà Thuận trăn trở. Từ chuyện giá thành rất đắt do mất nhiều công sức đến việc làm sao để phát triển nó thành một nghề từ mô hình thử nghiệm nhỏ lẻ. Và bà mong nghề dệt mới sẽ phát triển, một ngày nào đó sẽ làm giàu hơn cho những người nông dân ở làng dệt truyền thống Phùng Xá quê bà./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]