(Baothanhhoa.vn) - Để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có thêm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã dành nhiều nguồn lực và triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân vùng dân tộc, miền núi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có thêm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã dành nhiều nguồn lực và triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân vùng dân tộc, miền núi.

Thực hiện hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Khu tái định cư bản Piềng Trang, xã Trung Xuân (Quan Sơn) được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng.

Từ nguồn vốn và các chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, trong 5 năm qua bộ mặt nông thôn các huyện miền núi xứ Thanh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Điều dễ dàng nhận thấy nhất đó là hệ thống đường giao thông đã được cứng hóa đến từng thôn, bản; cơ sở vật chất trên các lĩnh vực y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư khang trang, sạch đẹp; điện lưới quốc gia, nước sạch đã về hầu hết các khu dân cư, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của đồng bào... Để đạt kết quả trên, giai đoạn từ năm 2014 đến nay, Nhà nước đã ưu tiên nguồn vốn từ các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ở các huyện miền núi trong tỉnh đạt trên 80 nghìn tỷ đồng. Riêng chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/QĐ-TTg; chính sách vay vốn; chính sách đối với người có uy tín; các đề án tuyên truyền chính sách pháp luật cho vùng DTTS được phân bổ gần 2,8 nghìn tỷ đồng...

Từ nguồn kinh phí trên, tỉnh ta đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 90 nghìn hộ nghèo, cận nghèo để mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón các loại. Hỗ trợ trực tiếp cho hơn 1,2 triệu khẩu của các hộ nghèo, cận nghèo; tạo điều kiện cho hơn 4 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất. Thực hiện chính sách đối với người có uy tín cho gần 10 nghìn lượt người; tổ chức 20 hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật... Các chính sách được thực hiện có hiệu quả góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS trong tỉnh.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2014-2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt 8 đề án để thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, có 5 đề án đã được bố trí 42 tỷ đồng từ ngân sách của tỉnh để thực hiện đầu tư 30 công trình giao thông, nhà văn hóa.

Đến nay, đường ô tô tới trung tâm các xã miền núi đã được cứng hóa 100%; tỷ lệ thôn, bản có giao thông được cứng hóa đạt 75%; tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87%; có 100% xã được dùng lưới điện quốc gia; 100% trung tâm các huyện, xã có mạng dẫn cáp quang và được phủ sóng thông tin di động...

Có thể thấy, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh ta đã làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS, giúp đồng bào đẩy mạnh sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. Và quan trọng hơn, các chương trình, chính sách này góp phần không nhỏ củng cố khối đoàn kết dân tộc, nhân lên niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Ðảng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng núi, biên giới của Tổ quốc.

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài Và Ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]