(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nhận thức rõ công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, tỉnh Thanh Hóa quan tâm, chú trọng công tác cán bộ từ khâu tuyển chọn, đánh giá, đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nhận thức rõ công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, tỉnh Thanh Hóa quan tâm, chú trọng công tác cán bộ từ khâu tuyển chọn, đánh giá, đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ.

Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ

Các học viên tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026.

Đã hơn 2 năm qua, vào ngày thứ năm hàng tuần, các cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Như Xuân thường xuống các hộ gia đình neo đơn giúp người dân cải tạo vườn tạp. 8 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại thôn 2, xã Yên Lễ, chứng kiến các cán bộ, công chức xã Yên Lễ người tay cuốc, người tay liềm, đang thực hiện cải tạo vườn cho gia đình ông Hoàng Đình Chiến. Mỗi người một việc, trong thời gian ngắn, mảnh vườn trước đó khoảng hơn 1 giờ đồng hồ vẫn còn là bụi rậm, nhưng sau khi được các cán bộ, công chức thực hiện cải tạo, mảnh vườn khoảng 200m2 đã được quy hoạch chỗ thì trồng cây rau màu, chỗ trồng cây ăn quả đúng hàng lối thuận tiện cho việc chăm sóc thu hoạch. Trò chuyện với chúng tôi, ông Chiến phấn khởi cho biết: Lâu nay muốn cải tạo nhưng vì tuổi già sức yếu không làm nổi, nay được cán bộ giúp hai vợ chồng sẽ cố gắng chăm sóc để có rau, quả ăn hằng ngày tăng thêm sức khỏe. Đồng chí Đỗ Văn Chung, Bí thư Đảng ủy xã Yên Lễ cho biết: Qua chương trình “Ngày thứ Năm hướng về thôn bản”, dành nhiều thời gian đến với bà con hơn, các cán bộ, công chức đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình với nhân dân, đây cũng là cơ hội để cơ quan, cán bộ xã có dịp được gần gũi với dân, nắm bắt được tình hình thực tế để cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết những vướng mắc kịp thời trong nhân dân, tạo nên sức mạnh, lòng tin giữa người dân với chính quyền địa phương.

Năm 2015, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, đang giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động, luân chuyển và chỉ định giữ cương vị Bí thư Huyện ủy Quan Sơn - một huyện biên giới và đang có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Khi nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy, trên địa bàn Quan Sơn tư tưởng của cán bộ, đảng viên và người dân đang “bất ổn” về công tác cán bộ, kể từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V. Để tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến đã cùng với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh phong trào thi đua xóa đói, giảm nghèo với nhiều hình thức và mô hình cụ thể với hình thức “cầm tay, chỉ việc”. Cùng với việc ban hành các chủ trương, huyện Quan Sơn đã đổi mới công tác tổ chức thực hiện theo phương châm “Lấy dân, lấy bản làm địa bàn chỉ đạo”; phân công các ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ và cán bộ chủ chốt các phòng, ngành phụ trách từng xã, từng bản, chịu trách nhiệm toàn diện, mọi công việc triển khai. Thực hiện nghiêm chế độ đi cơ sở, cấp ủy viên dự sinh hoạt định kỳ với chi bộ thôn, bản và mô hình “3+1” (cán bộ xã trong tháng có 3 tuần công tác ở xã, dành 1 tuần xuống thôn, bản cùng nhân dân). Từ đó đã tạo nên những chuyển biến tích cực về lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tụy làm việc trong cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Quan Sơn.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến chỉ là một trong hàng trăm cán bộ được tăng cường, luân chuyển xuống cơ sở mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các huyện, thị, thành ủy đã thực hiện trong những năm qua. Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã điều động, luân chuyển chức danh cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương tại 22/27 huyện, thị xã, thành phố, 421 xã, phường, thị trấn. Việc điều động, luân chuyển cán bộ xuống công tác tại cơ sở đã tạo cơ hội để họ được cọ xát, rèn luyện và ngày càng trưởng thành. Song hành với việc tăng cường, luân chuyển cán bộ, thì ngay tại các địa phương có đổi mới trong việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để nâng cao chất lượng đội ngũ. Đơn cử như tại huyện Như Xuân đã thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng tuần, chấm điểm hằng tháng. Hoặc như TP Thanh Hóa hướng đến xây dựng chính quyền thân thiện với người dân, nếu cán bộ sai hẹn trong giải quyết công việc của nhân dân thì phải xin lỗi người dân... Bằng những cách làm cụ thể, cùng với quy định về đánh giá cán bộ, công chức do tỉnh ban hành đã từng bước đổi mới cách thức đánh giá cán bộ theo hướng ngày càng sát thực hơn. Việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực luôn được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt coi trọng, là 1 trong 5 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Để lựa chọn được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngay từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngành tổ chức xây dựng Đảng trong tỉnh đã bám sát nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chủ động đổi mới, sáng tạo trong việc tham mưu thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng. Hằng năm, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với nhiều loại hình đào tạo phù hợp với từng đối tượng; chú trọng thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo cả về lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong năm 2018, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và ban tổ chức cấp ủy các cấp đã tham mưu cho cấp ủy thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạch đề ra, đã tổ chức được 2 lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 cho 147 đồng chí; cử 218 đồng chí đi học cao cấp lý luận chính trị; quyết định mở 45 lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính... Trong công tác tạo nguồn, quy hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, đúng, đủ các quy trình, quy định theo hướng “động” và “mở”, tiến hành đồng bộ cả 3 cấp và lấy quy hoạch cấp dưới để xây dựng quy hoạch cấp trên; mở rộng nguồn cán bộ từ các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, phát huy dân chủ trong giới thiệu, phát hiện nguồn cán bộ quy hoạch, bảo đảm cơ cấu, tính kế thừa và phát triển.

Trước những yêu cầu nhiệm vụ mới, tại hội nghị tổng kết ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2018, phát biểu chỉ đạo, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến yêu cầu ngành tổ chức xây Đảng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm làm tốt công tác quy hoạch cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên có đủ năng lực, nhiệt tình, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; kiên quyết thay thế những người kém năng lực, phẩm chất, đạo đức, không gương mẫu, không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của chức danh, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]