(Baothanhhoa.vn) - Cách đây vừa tròn 45 năm đúng vào ngày 30-4-1975, cả dân tộc Việt Nam vỡ òa trong niềm vui thống nhất đất nước. Đại thắng mùa xuân 1975 là “mốc son bằng vàng” tạc vào lịch sử dân tộc trong thế kỷ XX. Chiến tranh đã đi qua, nhưng âm hưởng hào hùng của một thời đánh Mỹ, thắng Mỹ để đất nước trọn niềm vui Nam – Bắc một nhà vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những đóng góp của Thanh Hóa làm nên Đại thắng mùa xuân 1975

Cách đây vừa tròn 45 năm đúng vào ngày 30-4-1975, cả dân tộc Việt Nam vỡ òa trong niềm vui thống nhất đất nước. Đại thắng mùa xuân 1975 là “mốc son bằng vàng” tạc vào lịch sử dân tộc trong thế kỷ XX. Chiến tranh đã đi qua, nhưng âm hưởng hào hùng của một thời đánh Mỹ, thắng Mỹ để đất nước trọn niềm vui Nam – Bắc một nhà vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng.

Những đóng góp của Thanh Hóa làm nên Đại thắng mùa xuân 1975

Cầu Hàm Rồng và sông Mã - nơi bị đánh phá ác liệt trong những năm tháng chiến tranh chống đế quốc Mỹ.

Vào năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, với chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; với Hiệp định Giơnevơ hòa bình được lập lại ở miền Bắc, nhưng nhân dân miền Nam vẫn phải sống trong ách thống trị bạo tàn của bè lũ Mỹ- Ngụy. Thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, nhân dân cả nước cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cùng với nhân dân miền Bắc, Thanh Hóa nhanh chóng thực hiện công cuộc hàn gắn hậu quả tàn phá của chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Trong gần 10 năm cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho CNXH, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nên kinh tế - xã hội phát triển, tiềm lực quốc phòng – an ninh của tỉnh được tăng cường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước. Những năm 60 của thế kỷ XX, tỉnh Thanh Hóa thời kỳ đó đang dồn sức xây dựng nhiều cơ sở công trình thiết yếu phục vụ đời sống, đồng thời chú trọng áp dụng tiến bộ của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất lao động được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Phong trào thi đua xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến ở tất cả các ngành, các cấp được đẩy mạnh. Các điển hình tiên tiến trong nông nghiệp như Đông Phương Hồng ở Yên Trường; trong công nghiệp có cơ khí Thành Công, trong giáo dục có Hải Nhân... được nhân rộng trên toàn miền Bắc.

Trư­ớc nguy cơ thất bại ở miền Nam, Đế quốc Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc bộ” hòng tạo cớ mở rộng chiến tranh xâm l­ược trên phạm vi cả nư­ớc. Từ cuối tháng 7 đầu tháng 8-1964, đế quốc Mỹ liên tục cho Không quân, Hải quân bắn phá Quân khu 4 và Thanh Hóa. Ngày 5-8-1964, Mỹ ngang nhiên đ­ưa máy bay ra đánh phá miền Bắc, trong đó có Lạch Tr­ường (Hoằng Hóa - Thanh Hóa). Thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, Thanh Hóa với quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, hợp sức cùng cả n­ước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các địa danh Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép... là những “tọa độ lửa”, nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt của bộ đội pháo binh chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ với lũ “giặc trời” Mỹ tối tân hiện đại với những tên gọi “thần sấm”, “con ma”, “pháo đài bay B52”. Chỉ bằng các loại pháo cao xạ 57, 37, 12 ly 7 cùng súng trường, những phương tiện tối tân, hiện đại của kẻ thù đã gục ngã trước tinh thần, ý chí thép của quân, dân ta. Qua 8 năm anh dũng chiến đấu, quân và dân toàn tỉnh Thanh Hóa đã đánh 10.158 trận lớn nhỏ, bắn rơi 376 máy bay các loại (trong đó có 3 máy bay B52). Riêng lực lư­ợng dân quân tự vệ bắn rơi 40 chiếc, bộ đội địa phư­ơng bắn rơi 41 chiếc, bắt sống nhiều giặc lái. Trên biển, các lực lượng quân và dân trong tỉnh đã chiến đấu 175 trận, bắn chìm 57 tàu chiến và biệt kích của Mỹ Ngụy (trong đó lực lư­ợng vũ trang địa phư­ơng bắn chìm và bắn cháy 12 chiếc, bắt sống 3 tên biệt kích ng­ười nhái tại khu vực đảo Nghi Sơn - Tĩnh Gia). Nổi bật là các trận chiến đấu: Ngày 3 và 4-4-1965, bằng trận thử lửa đầu tiên ở cụm chiến đấu Hàm Rồng - Nam Ngạn, quân và dân ta đã bắn rơi 47 máy bay Mỹ. Tiếp sau đó cũng tại khu vực này, với 2.000 ngày đêm chiến đấu, quân và dân tỉnh Thanh Hóa tiếp tục bắn rơi 108 máy bay Mỹ với 24 loại máy bay hiện đại, Hàm Rồng - Nam Ngạn đã trở thành biểu t­ượng hào hùng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngày 16-6-1967 dân quân nữ xã Hoa Lộc (Hậu Lộc) - đơn vị dân quân nữ đầu tiên trên miền Bắc, bắn rơi 1 máy bay Mỹ bằng súng bộ binh. Sau Hoa Lộc, nhiều đơn vị dân quân nữ của tỉnh cũng đư­ợc thành lập và cùng bắn rơi máy bay Mỹ như: Dân quân xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia), Hà Tiến, Hà Toại (Hà Trung), Hoằng Hải (Hoằng Hóa)... đư­ợc Bác Hồ gửi thư­ khen và tặng Huy hiệu của Người. Với tinh thần “Tuổi cao chí càng cao” trong 2 ngày 14 và 24-10-1967 các cụ lão dân quân xã Hoằng Trư­ờng (Hoằng Hóa) đã mư­u trí, dũng cảm bắn rơi máy bay Mỹ đ­ược Bác Hồ gửi thư­ khen ngợi. Đặc biệt, trong 5 trận chiến đấu của Đại đội 94 dân quân tập trung (huyện Quảng X­ương) từ ngày 30-6-1972 đến ngày 15-11-1972 đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ, ngoài ra còn phối hợp với các đơn vị bạn bắn rơi 2 chiếc khác.

Cũng trong những năm tháng đầy khói lửa, Thanh Hóa là hậu phương lớn chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, đã có 227.138 thanh niên lên đường nhập ngũ hoặc tham gia thanh niên xung phong trên các mặt trận, chiến trường phía Nam. Với ý chí, quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và chí khí: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, để cùng quân, dân cả nước đánh Mỹ, thắng Mỹ, lật nhào chế độ ngụy quyền để non sông liền một dải, Nam - Bắc vui sum họp một nhà. Các phong trào thi đua: “Hòn đá chống Mỹ”, “Ba giỏi” được nhân rộng đã huy động sức mạnh của toàn dân phục vụ chiến đấu. Người dân Thanh Hóa đã không ngần ngại dỡ nhà làm cầu, lấy đá lát đường, cứu chữa phương tiện, hàng hóa bị máy bay địch bắn phá. Công ty vận tải thuyền nan và đoàn vận tải Lam Sơn, Công ty xe đạp thồ và đoàn vận tải Điện Biên và các đoàn vận tải cơ giới trong gần 10 năm chống Mỹ phá hoại đã vận chuyển 15 triệu tấn hàng hóa đáp ứng chi viện cho chiến trường, phục vụ chiến đấu.

Với những đóng góp vô cùng to lớn về sức người, sức của trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân tỉnh Thanh Hóa đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực l­ượng vũ trang nhân dân cho 12 tập thể và 55 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên mảnh đất quê hư­ơng và trên các chiến tr­ường của cả nư­ớc, đư­ợc Bác Hồ tặng cờ th­ưởng với dòng chữ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lư­ợc” cùng nhiều thư­ khen, nhiều huân chương các loại và nhiều phần th­ưởng cao quý khác cho các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc. Trên địa bàn tỉnh có 329.824 người có công, trong đó, hơn 56.000 liệt sĩ, gần 46.000 thương binh, hơn 16.000 bệnh binh, hơn 18.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học... (Tư liệu được trích từ cuốn sách Truyền thống lực lượng vũ trang Thanh Hóa, xuất bản năm 2002)

Ngày 30-4-1975, đất n­ước hoàn toàn thống nhất, cả nư­ớc bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong suốt 45 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đi đôi với khắc phục khó khăn, tập trung xây dựng lực l­ượng, huấn luyện để không ngừng nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Bài và ảnh: Minh Hiếu


Bài Và Ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]