(Baothanhhoa.vn) - Hậu Lộc có điều kiện tự nhiên đa dạng, giàu tiềm năng, hội tụ đầy đủ của 3 vùng đặc trưng: Vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Hậu Lộc phát triển trên các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân lên niềm tin, Hậu Lộc phấn đấu đến năm 2022 trở thành huyện nông thôn mới, đến năm 2025 trở thành huyện khá của tỉnh

Nhân lên niềm tin, Hậu Lộc phấn đấu đến năm 2022 trở thành huyện nông thôn mới, đến năm 2025 trở thành huyện khá của tỉnh

Cảng cá Hòa Lộc góp phần quan trọng thúc đẩy ngành thủy sản của địa phương phát triển.

Hậu Lộc có điều kiện tự nhiên đa dạng, giàu tiềm năng, hội tụ đầy đủ của 3 vùng đặc trưng: Vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Hậu Lộc phát triển trên các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Nhìn lại chặng đường 5 năm qua (2015-2020), Đảng bộ và Nhân dân huyện Hậu Lộc đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, đạt kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năng lực sản xuất và quy mô nền kinh tế ngày càng được nâng lên, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 5 năm ước đạt 14,2% (mục tiêu đại hội 14%). Giá trị sản xuất năm 2020 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 9.695 tỷ đồng, gấp 1,94 lần năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 45 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2015...

Nổi bật trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là phát triển theo hướng hàng hóa, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 7,3%. Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 2.888 tỷ đồng, vượt 42,1% so với năm 2015. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 68,2 nghìn tấn/năm, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 70%. Huyện đã thực hiện có hiệu quả các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chính sách tích tụ đất đai, ứng dụng khoa học công nghệ, nhiều mô hình, cách làm hay đã được triển khai theo hướng đi mới trong sản xuất. Đến nay toàn huyện đã chuyển đổi được 1.500 ha đất kém hiệu quả sang trồng, chăn nuôi các loại cây con có giá trị kinh tế cao. Trong chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với phòng, chống dịch bệnh. Toàn huyện có 395 trang trại, trong đó có 104 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thủy sản phát triển mạnh cả nuôi trồng, khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Diện tích rừng được mở rộng, trong 5 năm trồng thêm 150,8 ha rừng ngập mặn chắn sóng và hàng triệu cây phân tán, nâng độ che phủ rừng từ 6,8% năm 2015 lên 9,1% năm 2020. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm, hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai thực hiện đạt kết quả bước đầu, có 2 sản phẩm rượu Chi Nê và mắm tôm Hòa Hải được xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo quyết liệt, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy tối đa nội lực trong Nhân dân, tạo ra phong trào sâu rộng và sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Trong nhiệm kỳ qua, huyện đã huy động được trên 5.000 tỷ đồng, trong đó có trên 450 tỷ đồng được huy động từ doanh nghiệp và đóng góp của cộng đồng. Hạ tầng nông thôn được cải thiện rõ nét, các nhân tố mới, mô hình điểm, cách làm hay được kịp thời tổng kết và nhân rộng. Năm 2020, dự kiến có 18/23 xã nông thôn mới, bình quân mỗi xã đạt 18 tiêu chí, có 78 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 85,7%, trong đó có 4 thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 20,4%, vượt mục tiêu đại hội (18,3%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước đạt 2.050 tỷ đồng, gấp 2,29 lần so với năm 2015. Đến nay, toàn huyện có 4.607 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp FDI, đã giải quyết việc làm cho hơn 9.000 lao động. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì, một số làng nghề và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được củng cố và phát triển như: nghề mộc ở Minh Lộc, nghề rèn ở Tiến Lộc, chế biến hải sản ở Ngư Lộc, đóng sửa tàu thuyền ở Hòa Lộc... Dịch vụ phát triển khá cả về quy mô, chất lượng và loại hình. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong 5 năm qua ước đạt 8.834 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với giai đoạn 2011-2015.

Trong 5 năm toàn huyện thành lập mới 323 doanh nghiệp, tăng 168 doanh nghiệp so với năm 2015, tổng vốn bình quân 1 doanh nghiệp đạt 2,92 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2015. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, huy động vốn cho đầu tư phát triển vượt kế hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Giai đoạn 2016-2020 có 68 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư trên địa bàn, trong đó có 3 dự án từ nguồn vốn FDI. Huy động vốn đầu tư phát triển dự kiến đạt 9.907 tỷ đồng, vượt 41,5% mục tiêu đại hội. Huyện đã thu hút một số dự án lớn như: Nhà máy Gạch Tuy nen, Nhà máy sản xuất kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu.

Những kết quả ở nhiệm kỳ qua là bước đệm, tạo đà nhân lên niềm tin mới, sức mạnh mới để nhiệm kỳ 2020-2025, toàn huyện thực hiện thành công 27 chỉ tiêu; 2 chương trình trọng tâm là: Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp. Đồng thời, thực hiện 3 khâu đột phá là: Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là cải cách hành chính, gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Phát triển đô thị gắn với phát triển thương mại và dịch vụ.

Cùng với các chương trình, mục tiêu trên, huyện đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tổ chức triển khai thực hiện. Trước hết là tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các quy hoạch, các cơ chế về phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Trong đó phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tăng cường chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, phát triển nhanh và đa dạng ở những ngành có lợi thế. Tiếp tục đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế...

Đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Hậu Lộc cho biết: Bước vào giai đoạn 2020–2025 với nhiều thời cơ, thuận lợi, đồng thời cũng không ít khó khăn, thách thức, nhiệm vụ rất nặng nề, nên ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, Hậu Lộc đã nhanh chóng sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cụ thể hóa các kế hoạch, chương trình hành động nhằm phát huy nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Phấn đấu đến năm 2022 Hậu Lộc trở thành huyện nông thôn mới, đến năm 2025 trở thành huyện khá của tỉnh.

Ngọc Anh


Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]