12:32 27/10/2021 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 27-10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.

Khơi dậy tiềm năng lợi thế để Thanh Hóa tạo bứt phá phát triển, trở thành cực tăng trưởng mới

Sáng 27-10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.

Khơi dậy tiềm năng lợi thế để Thanh Hóa tạo bứt phá phát triển, trở thành cực tăng trưởng mới

Quang cảnh phiên thảo luận tại Nhà Quốc hội.

Cần thiết ban hành cơ chế, chính sách cho 4 tỉnh, thành phố

Phát biểu thảo luận, cơ bản các đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong việc thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển các địa phương.

Khơi dậy tiềm năng lợi thế để Thanh Hóa tạo bứt phá phát triển, trở thành cực tăng trưởng mới

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận.

Đại biểu Hoàng Văn Hữu (Đoàn Bắc Kạn) cho rằng những tỉnh, thành phố này là các địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi và dư địa phát triển, kể cả về nhân lực, cơ sở vật chất trong khi các quy định của hệ thống pháp luật hiện nay chưa tạo điều kiện cho các địa phương chủ động đột phá. Việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo động lực phát triển nhanh, bền vững cho các địa phương, từ đó có tác động lan tỏa để các địa phương đóng góp cho sự phát triển kinh tế vùng và cả nước. Đại biểu cũng cho rằng việc xây dựng 6 chế đặc thù cho thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và 8 cơ chế đặc thù cho Thanh Hóa là phù hợp với thực tiễn của từng địa phương.

Đại biểu Bùi Xuân Thống (Đoàn Đồng Nai) cho rằng, các điều khoản quy định đã thể hiện sự mạnh mẽ, tinh thần phân cấp, phân quyền cho các địa phương, tạo sự chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Việc thực hiện các nghị quyết sẽ tạo thêm động lực cho các địa phương đột phá mạnh mẽ để phát triển trong thời gian tới, đóng góp vào sự phát triển của quốc gia.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Hà Nội) nhận định, với những cơ chế quy định này chắc chắn sẽ khơi thông nguồn lực tạo ra sự đột phá trong phát triển không chỉ với 4 địa phương mà còn lan tỏa ra cả vùng góp phần thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển trên toàn quốc. Do vậy thực ra đây là bước nuôi dưỡng nguồn thu, tạo động lực mới.

“Quá trình xây dựng cơ chế, Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương, Bộ, ngành liên quan thực hiện đầy đủ các bước theo quy tình. Hơn nữa đã có tiền lệ ở một số địa phương mà Quốc hội đã chuẩn y cho phép thực hiện trước đây. Do vậy các tài liệu, hồ sơ, tờ trình của Chính phủ khá rõ, chặt chẽ, nhất là tiếp thu đóng góp ý kiến các cơ quan thẩm định Quốc hội để hoàn thiện bộ hồ sơ báo cáo Quốc hội”, đại biểu Nguyễn Thị Lan nói.

Khơi dậy tiềm năng lợi thế để Thanh Hóa tạo bứt phá phát triển, trở thành cực tăng trưởng mới

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Đoàn Tiền Giang) thảo luận tại hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội).

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Đoàn Tiền Giang) cho rằng, Nghị quyết sẽ tạo điều kiện để cho các tỉnh, thành phố đề xuất cơ chế, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, tiềm năng thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và con người và những thành quả đã đạt được trong giai đoạn 2011-2020, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn đề nghị sau khi Quốc hội thông qua các Nghị quyết, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm hiệu lực thi hành; làm tốt công tác kiểm tra giám sát theo dõi việc thực hiện chính sách đặc thù của các địa phương. Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành làm việc cụ thể với các tỉnh, thành phố để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền.

“Đề nghị Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố phát huy tinh thần tự lực, tự cường nhanh chóng ban hành các văn bản để triển khai thực hiện, chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, tận dụng tốt các cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực làm đòn bẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững”, đại biểu Nguyễn Minh Sơn nhấn mạnh.

Cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp Thanh Hóa có điều kiện tăng trưởng vượt trội

Khơi dậy tiềm năng lợi thế để Thanh Hóa tạo bứt phá phát triển, trở thành cực tăng trưởng mới

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn Đồng Tháp) thảo luận tại hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội).

Thảo luận về các dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng lựa chọn các địa phương thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù thì tiêu chí rất rõ. Đơn cử như Nghệ An, Thanh Hóa là hai tỉnh lớn, nếu tạo động lực cho hai tỉnh này phát triển thì sẽ tác động đến lực lượng dân số và điều kiện phát triển vùng Bắc Trung bộ. “Ngoài ra, Thanh Hóa còn là điểm kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung bộ”, đại biểu nhấn mạnh. Còn đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn Đắk Nông) nhận định, xét về vị trí địa lý, về chính trị, kinh tế, xã hội và bề dày lịch sử văn hóa, truyền thống cách mạng, có thể thấy các địa phương này đều có vị trí quan trọng trong cả nước và mối quan hệ khu vực và quốc tế. Đối với Thanh Hóa, đại biểu đề nghị rà soát kỹ các cơ chế, chính sách trong dự thảo Nghị quyết, bảo đảm phù hợp với đặc thù của tỉnh và bảo đảm tính tương đồng với các thành phố lớn theo đúng tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thanh Hóa”.

Khơi dậy tiềm năng lợi thế để Thanh Hóa tạo bứt phá phát triển, trở thành cực tăng trưởng mới

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) thảo luận trực tuyến.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) nhận định, tỉnh Thanh Hóa với dân số đứng thứ ba cả nước; có khu kinh tế Nghi Sơn gắn với cảng nước sâu Nghi Sơn; có 8 khu công nghiệp; vùng lãnh hải rộng lớn, bờ biển dài; sở hữu gần 300 mỏ với 42 khoáng sản và hệ thống giao thông thuận lợi, huyết mạch của quốc gia. Đây chính là tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh để Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, trở thành một cực tăng trưởng mới, cộng hưởng lan tỏa kết nối các tỉnh phía Bắc và cả nước. “Nếu được thông qua cơ chế đặc thù, chắc chắn Thanh Hóa sẽ có điều kiện tăng trưởng vượt trội trong thời gian tới”, đại biểu khẳng định.

Đại biểu Vũ Xuân Hùng (Đoàn Thanh Hóa) cho rằng, Quốc hội thí điểm cơ chế chính sách đặc thù đã thể hiện chính sách nhất quán thực hiện chủ trương của Đảng, tạo cơ sở, cơ chế chính sách cho các địa phương có tiềm năng lợi thế có thêm nguồn lực, tạo đòn bẩy bứt phá nhanh phát triển kinh tế - xã hội và tạo sức lan tỏa cho các địa phương trong vùng. “Cả 4 địa phương đều có nghị quyết riêng của Bộ Chính trị là điều kiện cần, còn Nghị quyết riêng của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù là điều kiện đủ”, đại biểu nhấn mạnh.

Khơi dậy tiềm năng lợi thế để Thanh Hóa tạo bứt phá phát triển, trở thành cực tăng trưởng mới

Đại biểu Vũ Xuân Hùng (Đoàn Thanh Hóa) thảo luận tại hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội).

Đại biểu khẳng định sự đồng tình, nhất trí rất cao đối với 8 cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Thanh Hóa trong nghị quyết của Quốc hội. Những nội dung này phù hợp với tiềm năng, lợi thế sẵn có của Thanh Hóa, là động lực để Thanh Hóa phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Nghị quyết của Quốc hội sẽ tạo ra sự chủ động thu hút đầu tư, rút ngắn thủ tục hành chính cho địa phương, thu hút các dự án lớn. Các cơ chế này cũng tương đồng với 3 thành phố đang thực hiện thí điểm, là đòn bẩy để Thanh Hóa khơi dậy tiềm năng lợi thế, tạo bứt phá để phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu trở thành cực tăng trưởng mới. “Chính quyền, cử tri, doanh nghiệp, nhà đầu tư rất kỳ vọng vào những chính sách này”, đại biểu nói.

Tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Đảng, nhà nước luôn chú trọng hài hòa phát triển các vùng miền; việc tạo cơ chế, chính sách đặc thù thí điểm để các tỉnh, thành phố nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh, có điều kiện bứt phá phát triển tạo động lực, cực tăng trưởng mới, lan tỏa thúc đẩy phát triển trong vùng và đóng góp cho sự phát triển chung của cả nước. “Trong khi đó, hệ thống chính sách vẫn giữ nguyên chứ không có sự mất cân bằng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Khơi dậy tiềm năng lợi thế để Thanh Hóa tạo bứt phá phát triển, trở thành cực tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp thu ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiêu chí để lựa chọn các địa phương thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù gồm: phù hợp với đường lối, phương hướng, nhiệm vụ phát triển địa phương và tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi; bảo đảm tính tương đồng với các tỉnh, thành phố đã áp dụng; dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tạo tính bứt phá nhưng đề cao tính tự lực, tự cường vươn lên. Cơ chế, chính sách đặc thù tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với trách nhiệm, cơ chế kiểm tra, giám sát, phù hợp với năng lực thực tiễn của địa phương.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đã có 33 đại biểu phát biểu ý kiến và phát biểu tranh luận với đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị quyết. “Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các các cơ quan soạn thảo, thẩm tra nghiên cứu tiếp thu ý kiến thảo luận của các đại biểu để hoàn chỉnh các dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội thông qua”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận.

Trước đó, trong khuôn khổ kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ngày 22-10 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế. Trong đó, dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Nghệ An với 6 cơ chế, chính sách và tỉnh Thanh Hóa với 8 cơ chế, chính sách. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển 4 tỉnh, thành phố nêu trên.

Phương Linh

Tin liên quan:
  • Khơi dậy tiềm năng lợi thế để Thanh Hóa tạo bứt phá phát triển, trở thành cực tăng trưởng mới
    [E-Magazine] - Thanh Hóa đang có nhiều “xung lực” để cất cánh

    Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội “cất cánh” trỗi dậy mạnh mẽ nhờ tầm nhìn chiến lược có sức thuyết phục, và sự góp mặt của những “đại bàng” quốc tịch Việt.

  • Khơi dậy tiềm năng lợi thế để Thanh Hóa tạo bứt phá phát triển, trở thành cực tăng trưởng mới
    Xây dựng Thanh Hóa thành cực tăng trưởng mới

    Gần đây, tỉnh Thanh Hóa đang tận dụng được tiềm năng, lợi thế để vươn lên mạnh mẽ cả về kinh tế - xã hội cũng như vị thế của mình. Một mục tiêu mới đang manh nha để đưa Thanh Hóa trở thành một cực trong “tứ giác phát triển”, được cả Bộ Chính trị, Trung ương, Đảng bộ tỉnh định hướng, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa đang nỗ lực thực hiện...


Phương Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]