(Baothanhhoa.vn) - Sáng 12-2, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo Xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử các bộ, ngành và địa phương. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Sáng 12-2, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo Xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử các bộ, ngành và địa phương.

Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành.

Trong năm 2019, 100% bộ, ngành Trung ương và địa phương đã đồng loạt triển khai xây dựng Chính phủ điện tử cùng với các dịch vụ công trực tuyến trên mạng internet. Đây được coi là giải pháp hữu hiện để tăng hiệu quả làm việc của chính quyền, đưa ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước; tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn, nhanh chóng hơn cho người dân và doanh nghiệp. Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, trong năm 2019, việc xây dựng Chính phủ điện tử trong cả nước đã đạt nhiều kết quả tích cực, công tác xây dựng, rà soát thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh được thực hiện; mọi thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã đi vào nền nếp. Cả nước hiện có 55/63 địa phương tổ chức được trung tâm phục vụ hành chính công, tỷ lệ giải quyết đúng hạn hồ sơ đạt 95%, tổng chi phí xã hội cắt giảm được hơn 18 triệu đồng mỗi ngày công/năm, tương đương 6.300 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử vẫn còn tồn tại, hạn chế, như: Chưa hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật làm khung thể chế cho triển khai Chính phủ điện tử; một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật liên quan đến chữ ký số trong văn bản điện tử; vướng mắc trong việc lập hồ sơ lưu trữ văn bản điện tử; tình trạng hồ sơ trực tuyến chưa được đồng bộ trên Cổng dịch vụ công quốc gia; một số bộ, ngành, địa phương chưa chú trọng thiết lập hệ thống báo cáo điện tử và triển khai còn chậm so với dự kiến; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa có ý thức thay đổi thói quen làm việc, tra cứu trên thiết bị điện tử...

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tiếp tục huy động nguồn lực triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; nhanh chóng hoàn thiện thể chế, thủ tục hệ thống thông tin trên Cổng dịch vụ công quốc gia; khắc phục những tồn tại, hạn chế và khẩn trương thực hiện việc số hóa, báo cáo hóa, xây dựng hệ thống và kết nối hệ thống để báo cáo Chính phủ.

Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại điểm cầu Thanh Hóa sau hội nghị trực tuyến Chính phủ.

Ngay sau hội nghị trực tuyến của Chính phủ, trên cơ sở kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch tỉnh Mai Xuân Liêm nhấn mạnh: Chính phủ điện tử, chuyển đổi số là một vấn đề thời sự mà đội ngũ cán bộ chủ chốt của tất cả các sở, ban, ngành, địa phương phải hiểu rõ, thống nhất về nhận thức, đồng thuận và quyết tâm hành động. Tại Thanh Hóa, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Thanh Hóa cũng là một trong 8 địa phương đầu tiên của cả nước khai trương và đi vào vận hành Cổng Dịch vụ công trực tuyến. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, mở rộng triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, liên thông văn bản điện tử bảo đảm với các giải pháp an toàn thông tin mạng; xây dựng chính quyền điện tử gắn với cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đồng thời đề nghị các đại biểu trên cơ sở ý kiến của các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính Phủ, tiếp thu, nghiên cứu để tham mưu, đề xuất cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành xây dựng chính quyền điện tử phù hợp với nhiệm vụ từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương. Đồng thời giao sở Thông tin- Truyền thông phối hợp với Phòng quản lý Cổng thông tin điện tử và công nghệ thông tin UBND tỉnh chuẩn bị báo cáo tình hình thực hiện phát triển Chính phủ điện tử năm 2019, nhiệm vụ năm 2020 của tỉnh Thanh Hóa.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]