(Baothanhhoa.vn) - Xác định hiện đại hóa là khâu đột phá trong cải cách hành chính (CCHC), những năm gần đây, các cấp, các ngành trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và phục vụ các tổ chức, cá nhân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiện đại hóa - khâu đột phá trong cải cách hành chính

Hiện đại hóa - khâu đột phá trong cải cách hành chính

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để phục vụ các tổ chức, cá nhân.

Xác định hiện đại hóa là khâu đột phá trong cải cách hành chính (CCHC), những năm gần đây, các cấp, các ngành trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và phục vụ các tổ chức, cá nhân.

Để hiện đại hóa nền hành chính, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ngày càng được đầu tư hiện đại. Hiện nay, có 1 cổng thông tin điện tử của tỉnh, 48 trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh và 635 trang thông tin điện tử cấp xã. Một số ứng dụng dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành như phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại 31 điểm cầu gồm Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện được đưa vào khai thác, sử dụng. Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc được triển khai cho tất cả các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện và UBND các xã, thị trấn. Phần mềm được tích hợp chữ ký số chuyên dùng và đã kết nối, liên thông giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh với nhau để gửi, nhận, trao đổi thông tin, văn bản trong môi trường mạng. Trên cơ sở phần mềm “một cửa” điện tử hiện đại được Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ chuyển giao, Sở Thông tin và Truyền thông đã nâng cấp, phát triển bộ phần mềm hệ thống “một cửa” điện tử hiện đại dùng chung cho bộ phận “một cửa” điện tử các cấp và triển khai cho 20/27 huyện, thị, thành phố, 231 xã, phường, thị trấn. 7 đơn vị cấp huyện còn lại đang tiến hành các thủ tục đầu tư để trang bị đồng bộ thiết bị và phần mềm của hệ thống “một cửa” điện tử. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án triển khai hệ thống “một cửa” điện tử đến các xã, phường, thị trấn, bảo đảm trong năm 2019 tất cả các xã, phường, thị trấn đều được triển khai hệ thống “một cửa” điện tử để cung cấp dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất. Hiện nay, phần mềm quản lý dịch vụ công trực tuyến của tỉnh cũng đã được tích hợp với cổng thông tin điện tử của tỉnh để công bố, công khai và cung cấp các thủ tục hành chính (TTHC) phục vụ nhu cầu khai thác và tra cứu thông tin của người dân và doanh nghiệp.

TP Thanh Hóa là địa phương đi đầu trong hiện đại hóa CCHC. Đầu năm 2019, UBND TP Thanh Hóa đã phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa triển khai và đưa vào sử dụng cổng thông tin điện tử và phần mềm dịch vụ hành chính công điện tử. Trong đó, phần mềm dịch vụ hành chính công điện tử là công cụ để tin học hóa các quy trình nội bộ đối với việc tiếp nhận, thụ lý, xử lý, phê duyệt và trả kết quả hồ sơ hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, đồng thời sẵn sàng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4. Đặc biệt, mới đây UBND TP Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị giao ban theo mô hình “phòng họp không giấy”. Đây là hội nghị đầu tiên UBND thành phố thực hiện phần mềm của VNPT. “Phòng họp không giấy” là mô hình chuyên nghiệp, bài bản, toàn bộ quy trình được thực hiện thông qua hệ thống văn bản điện tử, không sử dụng văn bản giấy, nguồn tài liệu mở và luôn sẵn sàng tra cứu trên hệ thống, người chủ trì và các đại biểu có tài liệu tức thời, rút ngắn thời gian xử lý công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí in ấn tài liệu, đồng thời nâng cao hiệu quả cuộc họp, tăng cường tương tác giữa các thành viên dự họp, nâng cao hiệu quả làm việc. Sau hội nghị thử nghiệm, TP Thanh Hóa tiếp tục phối hợp với VNPT trong tập huấn, hướng dẫn để tổ chức thường xuyên các hội nghị giao ban tiếp theo bằng hình thức “phòng họp không giấy” tại phòng họp số 2, UBND thành phố.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC là một trong những nhiệm vụ được Sở Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên thực hiện. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đưa 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết vào thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Để rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho các cá nhân và doanh nghiệp, sở đã thực hiện việc đăng ký hồ sơ doanh nghiệp trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý) và hệ thống thông tin đăng ký thuế (do Tổng cục Thuế quản lý). Quy trình tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện đồng bộ trên hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia và truyền sang hệ thống thông tin đăng ký thuế. Sau khi tiếp nhận thông tin, cơ quan thuế cập nhật, tạo mã số cho doanh nghiệp và phản hồi mã số doanh nghiệp về phòng đăng ký kinh doanh để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Toàn bộ hệ thống thông tin của doanh nghiệp được lưu trữ trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia và hệ thống thông tin đăng ký thuế. Đến nay, đã có 60 TTHC trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4.

Sử dụng hóa đơn điện tử không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc mà còn tiết kiệm được chi phí, đem đến nhiều tiện ích cho khách hàng và giảm thiểu các TTHC, tạo sự minh bạch, công khai trong mua bán hàng hóa, hạn chế tối đa các hành vi gian lận như tẩy, xóa, sửa chữa, khai khống hóa đơn để trục lợi mà trước kia việc sử dụng hóa đơn giấy dễ bị lợi dụng. Thực hiện Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 12-9-2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ, toàn tỉnh hiện có 581/7.584 doanh nghiệp phát sinh doanh thu đã sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch. Tiểu biểu như Công ty Điện lực Thanh Hóa, Cục Hải quan Thanh Hóa, Công ty Xăng dầu Thanh Hóa... Toàn tỉnh phấn đấu hết năm 2019 có 70% doanh nghiệp và tổ chức thuộc quản lý của Cục Thuế tỉnh sử dụng hóa đơn điện tử; 60% doanh nghiệp, tổ chức và 20% cá nhân đang sử dụng hóa đơn giấy thuộc quản lý của các chi cục thuế chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử.

Với nhiều nỗ lực trong CCHC, năm 2018, Thanh Hóa vươn lên xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), tăng tới 9 bậc so với năm 2017 và đứng thứ 25 toàn quốc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tăng 3 bậc so với năm 2017. Để nâng cao các chỉ số trên bảng xếp hạng, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ cải cách TTHC. Nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác CCHC, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.

Tố Phương


Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]