(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động (CNLĐ) tại các doanh nghiệp (DN) đến năm 2020” theo Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 13-2-2015 của Thủ tướng Chính phủ, 5 năm qua, các cấp công đoàn, người sử dụng lao động đã quan tâm, triển khai tuyên truyền, vận động và tổ chức học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho CNLĐ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp

Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp

Công nhân Công ty CP Tập đoàn quốc tế ABC trong ca sản xuất.

Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động (CNLĐ) tại các doanh nghiệp (DN) đến năm 2020” theo Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 13-2-2015 của Thủ tướng Chính phủ, 5 năm qua, các cấp công đoàn, người sử dụng lao động đã quan tâm, triển khai tuyên truyền, vận động và tổ chức học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho CNLĐ.

Các cấp công đoàn trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, CNLĐ tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của DN với nhiều hình thức phong phú như: Tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của DN, biên soạn tài liệu, tờ rơi, tờ gấp; tổ chức tập huấn cán bộ công đoàn cơ sở, tổ chức lồng ghép với quá trình thực hiện xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Qua đó, đoàn viên, CNLĐ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập, coi học tập là điều kiện tiên quyết để có việc làm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập và đời sống; có tri thức, có văn hóa, hiểu biết pháp luật để hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân và biết tự đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình theo quy định của pháp luật; góp phần tạo nên phong trào xây dựng xã hội học tập trong DN. 5 năm qua, đã có 1.418 cuộc tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ cho 502.331 lượt CNLĐ tham gia (đạt tỷ lệ 65,1%); 2.226 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 506.221 lượt CNLĐ (đạt tỷ lệ 65,48%); 566 cuộc tuyên truyền về kỹ năng sống cho 107.368 lượt CNLĐ (đạt tỷ lệ 14,09%).

Các cấp công đoàn trong tỉnh đã tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, đối thoại với người sử dụng lao động, gắn nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho CNLĐ thành trách nhiệm của người sử dụng lao động, đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động (NLĐ) vào nội dung nghị quyết hội nghị NLĐ; nội quy, quy chế của DN; thương lượng, đàm phán để đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vào thỏa ước lao động tập thể với những nội dung như: Tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tổ chức các lớp học tại DN cho CNLĐ. Theo báo cáo của các cấp công đoàn trong tỉnh, số DN có tổ chức công đoàn đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho đoàn viên và NLĐ vào nghị quyết hội nghị NLĐ là 314 đơn vị (chiếm 59%). Bên cạnh đó, các cấp công đoàn trong tỉnh đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các buổi kèm cặp nghề tại chỗ; thi tay nghề, thi thợ giỏi cho CNLĐ tại DN; tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kỹ năng sống, xây dựng quỹ khuyến học, trao học bổng cho con CNLĐ. Kết quả, đã có 498 DN tổ chức đào tạo nghề cho CNLĐ (chiếm 94%); 21 DN tổ chức thi tay nghề cho CNLĐ (chiếm 3,95%); 418 DN tổ chức tuyên truyền pháp luật cho CNLĐ (chiếm 79%); 164 DN tổ chức tuyên truyền kỹ năng sống cho CNLĐ; 107 DN có tủ sách để CNLĐ học tập; 11 DN đã xây dựng quỹ khuyến học...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế đó là: trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề của CNLĐ còn yếu, bất cập; lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao; ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn hạn chế; thiếu hụt nhiều lao động có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao...

Trong thời gian tới, LĐLĐ tỉnh tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập trong CNLĐ. Tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và người sử dụng lao động hỗ trợ về tài chính và tạo điều kiện về thời gian để đoàn viên, CNLĐ trong các DN tham gia các chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao nhận thức chính trị, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho CNLĐ vào nghị quyết hội nghị NLĐ hàng năm và thỏa ước lao động tập thể...

Đức Thắng


Đức Thắng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]