(Baothanhhoa.vn) - Thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh (Thiệu Hóa) có diện tích đất sản xuất rau màu vụ đông đạt giá trị cao nhất các thôn trong xã 149 triệu đồng/ha/năm với hơn 40 ha, trong đó có 14 ha chuyên làm màu và xuất khẩu. Nhân dân tự nguyện đóng góp chỉnh trang, mở rộng đường thôn, xóm; lắp bóng điện sáng, trồng hoa... tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp góp phần thực hiện đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Thiệu Hóa

Thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh (Thiệu Hóa) có diện tích đất sản xuất rau màu vụ đông đạt giá trị cao nhất các thôn trong xã 149 triệu đồng/ha/năm với hơn 40 ha, trong đó có 14 ha chuyên làm màu và xuất khẩu. Nhân dân tự nguyện đóng góp chỉnh trang, mở rộng đường thôn, xóm; lắp bóng điện sáng, trồng hoa... tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp góp phần thực hiện đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao.

Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Thiệu Hóa

Nhiều tuyến đường hoa của hội viên phụ nữ huyện Thiệu Hóa đã góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường.

Thành quả đó có vai trò quan trọng của công tác dân vận, đặc biệt là thực hiện phong trào dân vận khéo. Ở thôn Đồng Bào, mọi việc triển khai đều đưa ra trước cuộc họp chi ủy, chi bộ và họp thôn. Nhân dân đều được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát nên tạo được sự tin tưởng, đồng thuận, do đó các mô hình sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa ở thôn Đồng Bào luôn dẫn đầu các thôn khác trong xã.

Gia đình bà Nguyễn Thị Yến ở thôn Nguyên Trung, xã Thiệu Nguyên là một trong những hộ nuôi bò 3b có hiệu quả trên địa bàn xã. Bà Yến vui vẻ cho biết: Nuôi bò 3b có ưu điểm là ăn tạp, lớn nhanh, chất lượng thịt thơm, mềm và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian trước, gia đình chỉ nuôi khoảng gần 6 tháng là có thể xuất chuồng được 2 con bê cái trị giá 27 triệu đồng. Gia đình bà Yến chỉ là một trong rất nhiều những hộ gia đình nuôi bò 3b ở xã Thiệu Nguyên đạt hiệu quả. Được triển khai từ năm 2014 theo dự án của huyện, đến nay toàn xã có hơn 200 hộ nuôi khoảng 550 con. Chia sẻ về cách để nhân rộng mô hình này, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Để chuyển đổi sản xuất cây, con có giá trị kinh tế cao hơn, xã luôn đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thấy được ưu điểm khi nuôi bò 3b, đồng thời làm điểm tại một gia đình, sau đó từng bước nhân rộng ra các hộ gia đình khác. Từ những hiệu quả mang lại do giá trị kinh tế nuôi bò 3b cao hơn bò vàng địa phương, nên đến nay nhiều gia đình đã chuyển sang nuôi bò 3b, chiếm khoảng 60 - 70% tổng số bò hiện có trên địa bàn xã.

Trên đây là hai trong số nhiều mô hình, cách làm dân vận khéo trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã góp phần vào thành công XDNTM ở địa phương. Hàng năm, Ban Dân vận Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch, nội dung, biện pháp triển khai thực hiện phong trào “Dân vận khéo” đến cơ sở, đồng thời chọn điểm chỉ đạo, hướng dẫn tiêu chí để đánh giá phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực. Ban Dân vận Huyện ủy cũng phối hợp với các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức kiểm tra phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Việc tuyên truyền được triển khai bằng nhiều hình thức, qua đó nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về từng nội dung, chủ đề. Khối dân vận cơ sở tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo, phân công MTTQ, các đoàn thể phụ trách từng lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; tổ chức phát động hội viên, đoàn viên hăng hái, gương mẫu đi đầu trong XDNTM.

Qua phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay trên các lĩnh vực. Đặc biệt thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng trang trại, gia trại, thu hút lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Tiêu biểu là mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao ở các xã Thiệu Tân, Thiệu Minh, Thiệu Vận; nuôi con đặc sản ba ba ở xã Thiệu Hợp, chim bồ câu ở xã Thiệu Thành; tổ phụ nữ liên kết sản xuất nấm, rau quả của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thiệu Tân...; xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở xã Thiệu Công; chăn nuôi trên đệm lót sinh học ở xã Thiệu Viên, Thiệu Vận... Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, một số mô hình, cách làm dân vận khéo có sức lan tỏa nhanh như: “Thắp sáng đường quê”, “Đám cưới văn minh tiết kiệm” của huyện đoàn; “Nhà sạch, vườn mẫu”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”... của Hội LHPN huyện. Bên cạnh đó, các mô hình tổ tự quản, tổ hòa giải, tổ liên gia, khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội được xây dựng và nhân rộng ở các xã, thị trấn, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, giải quyết các vấn đề khó khăn, bức xúc tại địa phương.

Nhờ làm tốt công tác dân vận khéo trong XDNTM, từ năm 2009-2019 cùng với hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, huyện Thiệu Hóa đã đầu tư xây mới, chỉnh trang nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 21,5% năm 2010 xuống còn 4,3% năm 2018.

Bài và ảnh: Hà Lê


Bài Và Ảnh: Hà Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]