(Baothanhhoa.vn) - Để công việc của 2 nơi đều diễn ra trôi chảy, nhịp nhàng, bảo đảm hoàn thành, đạt hiệu quả, hơn hết vẫn là người thực hiện hai chức danh cần bố trí, sắp xếp thời gian khoa học mới đảm bảo hoàn thành công việc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài dự thi Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) năm 2019

Chuyện những người gánh hai vai

Chuyện những người gánh hai vai

Lớp trung cấp chính trị tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Thọ Xuân. Ảnh: Lê Phượng

Để công việc của 2 nơi đều diễn ra trôi chảy, nhịp nhàng, bảo đảm hoàn thành, đạt hiệu quả, hơn hết vẫn là người thực hiện hai chức danh cần bố trí, sắp xếp thời gian khoa học mới đảm bảo hoàn thành công việc.

“Nhất thể hóa chức danh, gánh hai vai chính, số lượng việc tăng. Mà tăng việc thì phải thêm vất, thêm mệt, thêm nhọc... Thế nhưng ngược lại, tôi thì lại thấy mình vừa nhanh, vừa khỏe và càng thấy “ham” việc hơn” - đó là những lời chia sẻ chân tình của đồng chí Nguyễn Xuân Hải, Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị (TTBDCT) huyện Thọ Xuân khi trao đổi với chúng tôi về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Xuân Hải cũng cho biết thêm: “Việc đảm nhận cùng lúc 2 nhiệm vụ có nhiều khi cũng đặt mình vào tình huống “vắt chân lên cổ”. Đơn cử như hôm nay (ngày 10-9) bên TTBDCT đang tổ chức khai giảng các lớp về bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, lớp trung cấp chính trị..., còn công việc bên ban tuyên giáo cũng khá bận, nhất là đang tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, công tác chuẩn bị, tổ chức khai mạc lễ hội Lam Kinh; công tác chuẩn bị để đón huyện nông thôn mới... Tuy vậy, để công việc của 2 nơi đều diễn ra trôi chảy, nhịp nhàng, bảo đảm hoàn thành, đạt hiệu quả, hơn hết vẫn là người thực hiện hai chức danh cần bố trí, sắp xếp thời gian khoa học mới đảm bảo hoàn thành công việc. Hiện tại, tôi đang tập trung xây dựng lại quy chế làm việc, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, công chức giữa Ban Tuyên giáo Huyện ủy, TTBDCT để phân công nhiệm vụ cho hợp lý”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 5-2018, huyện Thọ Xuân đã giao nhiệm vụ, phân công đồng chí Nguyễn Xuân Hải, Trưởng Ban Tuyên giáo đồng thời kiêm Giám đốc TTBDCT. Đến nay, qua hơn 1 năm thực hiện, chủ trương này nhận được phản hồi tích cực từ địa phương, cũng như sự đánh giá cao về tính hiệu quả trong thực tiễn, nâng cao vai trò cấp ủy đối với công tác bồi dưỡng lý luận chính trị ở cơ sở.

Được biết, trước khi sáp nhập, Ban Tuyên giáo Huyện ủy có 5 người, TTBDCT có 4 người. Sau khi 2 cơ quan sáp nhập thành 1, với 8 biên chế, đã giảm được 1 biên chế so với quy định hiện hành. Việc sáp nhập cũng diễn ra khá thuận lợi. Qua một thời gian thực hiện cho thấy, việc nhất thể hóa đã tạo thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành, đồng thời nâng cao hiệu quả, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Cụ thể như: Do trưởng ban tuyên giáo là ủy viên ban thường vụ huyện ủy, bởi vậy; các chủ trương, chỉ đạo của cấp ủy được đồng chí trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc TTBDCT lĩnh hội và triển khai ngay, giảm được tầng nấc, TTBDCT không phải mất thời gian thực hiện thủ tục “xin”, “chờ” ý kiến của ban tuyên giáo như trước đây; giảm được biên chế, nâng cao được trách nhiệm của người đứng đầu trung tâm cũng như sử dụng hiệu quả số biên chế được giao. Nếu như trước đây cùng một thời điểm, TTBDCT huyện tổ chức 2 lớp học rất khó khăn, vì thiếu cán bộ phụ trách lớp, thì hiện nay với 8 cán bộ, công chức, ban tuyên giáo có thể mở từ 2-4 lớp học cùng lúc.

Ngoài ra, việc sáp nhập góp phần nâng cao tính phụ trách hơn nữa của cán bộ trước đây làm ở trung tâm, vì đời sống được cải thiện. Theo Kết luận số 34-KL/TW ngày 7-8-2008 của Bộ Chính trị thì biên chế của cơ quan hợp nhất do cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định; được tính vào biên chế cơ quan đảng; cán bộ, công chức trong cơ quan hợp nhất được thực hiện chế độ tiền lương mới. Do vậy sau khi sáp nhập, 4 biên chế của TTBDCT được hưởng các chế độ, chính sách như cán bộ, công chức cơ quan đảng, trong đó có phụ cấp công vụ và phụ cấp đảng, đoàn thể.

Tương tự, trên tinh thần “Thực hiện thí điểm mô hình trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch MTTQ ở cấp tỉnh, cấp huyện những nơi đủ điều kiện” theo Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), Ban Thường vụ huyện Thọ Xuân đã ra quyết định phân công đồng chí Lê Thị Lan, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy đồng thời giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện.

Đồng chí Lê Thị Lan cho biết, ban dân vận vừa là cơ quan tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo công tác dân vận, lại vừa tổ chức triển khai trong hệ thống mặt trận, đoàn thể, các tổ chức thành viên, do vậy, khi một người thực hiện đồng thời hai chức danh thì hiệu quả rõ nhất là về nhân sự. Giảm đầu mối nhưng công việc vẫn trôi chảy, không bị đọng. Một đồng chí vừa đứng đầu hai cơ quan có lợi thế là nắm được công việc của nhau, có sự chia sẻ trách nhiệm một cách hợp lý. Cùng với đó là trong quá trình phân công nhiệm vụ sẽ được thực hiện kịp thời, có hiệu quả. Đồng chí Lê Thị Lan cũng nhấn mạnh: “Nếu trước đây, khi thực hiện chủ trương nào đó có liên quan, mỗi cơ quan thực hiện một nhiệm vụ khác nhau. Ban dân vận chỉ có nhiệm vụ định hướng, các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện riêng. Giờ thì khi đã xác định phương hướng cần thực hiện, ban dân vận và các tổ chức, đoàn thể sẽ bàn bạc, thảo luận để thống nhất xây dựng một kế hoạch chung cùng thực hiện. Trong đó, quy định cụ thể nhiệm vụ cho từng đơn vị, mặt trận sẽ làm đầu mối và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến mặt trận. Những cơ quan, tổ chức còn lại tùy vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình mà triển khai thực hiện theo kế hoạch. Trước khi ban hành kế hoạch, ban dân vận sẽ gửi dự thảo đến các tổ chức, đoàn thể góp ý, nếu thấy phù hợp với thực tế đơn vị sẽ thống nhất ban hành kế hoạch chung”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù mới hơn 4 tháng tham gia thực hiện nhiệm vụ “gánh 2 vai” theo sự phân công của Ban Thường vụ Huyện ủy, tuy vậy đồng chí Lê Thị Lan đã phát huy được vai trò, trách nhiệm góp phần mang lại hiệu quả cho công việc. Đồng chí Lê Thị Lan chia sẻ: “Ngày trước, khi chỉ giữ vai trò Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, bản thân tôi đã nung nấu khá nhiều ý tưởng như cần phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của tổ chức đoàn thể, nhất là MTTQ, dân vận trong thực hiện nông thôn mới, văn minh đô thị..., nhưng vì nhiều nguyên do nên tôi vẫn chưa thực hiện được. Bây giờ, khi được “đứng” ở vai trò chủ tịch MTTQ, tôi càng nhận rõ sự cần thiết của vấn đề này. Vì vậy, vừa qua, tôi đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua hội nghị tổng kết, đã đánh giá kịp thời, đồng thời chỉ rõ những mặt còn hạn chế trong triển khai thực hiện chỉ thị để sớm khắc phục, tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở. Đặc biệt, quan trọng hơn chính là từ kết quả thực hiện chỉ thị nhằm góp phần đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao tại các địa phương. Bên cạnh đó, để phát huy công việc hiệu quả, bản thân tôi cũng sắp xếp lại thời gian đảm bảo giải quyết công việc khoa học, hợp lý. Bước đầu đảm nhận một lúc “hai vai” tôi chưa thấy có mâu thuẫn hay vướng mắc gì lớn trong công việc, chỉ là trách nhiệm cao hơn, đòi hỏi bản thân phải luôn luôn nỗ lực nhiều hơn nữa”.

Tuy vậy, khi chia sẻ về một số băn khoăn, bất cập, đồng chí Lê Thị Lan cũng cho rằng việc nhất thể hóa 2 cơ quan dân vận và MTTQ mới chỉ mang tính điều hành về góc độ quản lý Nhà nước. Thực tế mặc dù là chủ tịch MTTQ nhưng đồng chí Lê Thị Lan lại không phải là bí thư chi bộ của chi bộ cơ quan MTTQ, do vậy khi cơ quan MTTQ sinh hoạt chi bộ định kỳ thì đồng chí không được tham gia dự sinh hoạt. Chính vì vậy, đây cũng là một bất cập trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu đơn vị.

Có thể nói, việc thực hiện chủ trương về nhất thể hóa các chức danh nhằm góp phần sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đã và đang từng bước được diễn ra rộng khắp và thuận lợi. Điều đó cho thấy, khi có sự tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, cùng sự nhất trí, đồng lòng của cơ sở thì việc thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ nhanh chóng được đón nhận và đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Lê Phượng


Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]