(Baothanhhoa.vn) - Bình Định Gia – một trong những môn võ thuật cổ truyền những năm gần đây đã và đang có sự phát triển khá mạnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thu hút hàng nghìn người tham gia luyện tập thường xuyên, nhất là thế hệ trẻ, góp phần giúp nâng cao thể lực, tầm vóc, cũng như làm phong phú và thúc đẩy phong trào TDTT phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bước phát triển của môn võ Bình Định Gia ở xứ Thanh

Bình Định Gia – một trong những môn võ thuật cổ truyền những năm gần đây đã và đang có sự phát triển khá mạnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thu hút hàng nghìn người tham gia luyện tập thường xuyên, nhất là thế hệ trẻ, góp phần giúp nâng cao thể lực, tầm vóc, cũng như làm phong phú và thúc đẩy phong trào TDTT phát triển.

Bước phát triển của môn võ Bình Định Gia ở xứ Thanh

Một buổi tập của CLB Võ Bình Định Gia trường THCS Hà Thái, huyện Hà Trung

Đối với những người có niềm đam mê với võ thuật cổ truyền Việt Nam thì Bình Định Gia không còn là một cái tên xa lạ. Bình Định Gia thuộc hệ phái võ Bình Định. Chữ gia trong Bình Định Gia có ý nghĩa là gia tộc. Cụ tổ của Bình Định Gia xuất phát từ Trung Quốc sau đó cụ đã sang Việt Nam và định cư ở Bình Định, được trau rồi võ thuật Tây Sơn và sáng lập ra Bình Định Gia. Mặt khác chữ gia ở đây cũng mang ý nghĩa là gia đình vì môn võ này trước kia chỉ truyền dạy trong dòng tộc. không dạy ra bên ngoài.

Võ phục chính thức của Bình Định Gia là màu đen. Hệ thống các đai tiến dần theo trình độ từ dưới lên trên phân biết theo các màu: đen- trắng- xanh- vàng- đỏ. Tôn chỉ của Bình Định Gia là “Võ đạo vị nhân sinh- Võ công khai trí tuệ” (Rèn luyện võ công để nâng cao sức lực, khai tâm, mở trí, tự tin vào bản thân và tự tôn dân tộc). Bình Định Gia truyền dạy tư tưởng “Dụng thủ vi công, thương tâm giả ác” (lấy tự vệ làm đòn công, lấy thiện tâm giải ác).

Bước phát triển của môn võ Bình Định Gia ở xứ Thanh

Võ sư Bùi Công Phương, người đặt nền móng cho võ Bình Định Gia Thanh Hóa.

Bình Đinh Gia trước đây không thu nhận đệ tử. Chỉ đến năm 1982, được sự đồng ý của các trưởng lão trong gia tộc, võ sư Trần Hưng Quang đã bắt đầu truyền thụ võ công cho các đệ tử bên ngoài. Cái nôi đào tạo võ sinh đầu tiên của Bình Định Gia là trường Việt Nam – An-giê-ri tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chỉ trong khoảng thời gian 5 năm, dưới sự chỉ đạo của võ sư trưởng môn Trần Hưng Quang, chấp trưởng môn Trần Hưng Hiệp đã phát triển môn phái Bình Định Gia đến hầu hết các tỉnh phía Bắc. Đến năm 1995, số lượng môn sinh của môn phái đã lên tới hàng vạn người.

Ở khu vực Thanh Hóa Người đặt nền móng đầu tiên cho môn phái Bình Định Gia là võ sư quốc tế Bùi Công Phương. Cái duyên của môn phái Bình Định Gia đến với xứ Thanh phải nói từ năm 1996 khi võ sư Bùi Công Phương vào Thanh Hóa tham gia học Đại học TDTT do trường Đại học TDTT – TW I mở riêng cho các cán bộ, vận động viên 6 tỉnh phía Bắc.

Bước phát triển của môn võ Bình Định Gia ở xứ Thanh

Môn võ Bình Định Gia xuất hiện ngày càng rộng rãi tại các trường học trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, các huyện Hà Trung, Bá Thước.

Lớp võ đầu tiên của võ sư Bùi Công Phương thời điểm ấy trọn là thị trấn Nông Trường Thống Nhất thuộc huyện Yên Định, Thanh Hóa. Số lượng thanh thiếu niên và học sinh tham gia theo học lên tới 700 võ sinh. Cũng trong năm đó, võ sư Bùi Công Phương đã xin phép thầy trưởng môn phái Trần Hưng Quang và đem các bài quyền tinh hoa của môn phái như Côn, Đao, Kiếm, Phiến... là các bài quyền tinh túy của môn phái ra truyền dạy cho 3 người bạn học cùng lớp đại học TDTT chuyên sâu khoa võ thời bấy giờ là Lê Xuân Dương (huyện Hoằng Hóa, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh), Lê Văn Long (Sầm Sơn), Vũ Hồng Sơn (thị xã Bỉm Sơn). Trong khoảng thời gian 5 năm ở Thanh Hóa, võ sư Bùi Công Phương đã dốc sức truyền thụ các bài quyền cua bản môn cho thế hệ kế cận.

Bước phát triển của môn võ Bình Định Gia ở xứ Thanh

Đây là những người đầu tiên đặt nền móng cho phong trào võ Bình Định Gia ở Thanh Hóa. Tuy vậy, phải đến khoảng 4 năm trở lại đây, môn võ Bình Định Gia mới thực sự phát triển ở Thanh Hóa, đặc biệt là tại các trường học, trong đó mạnh nhất là tại huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn. Tại các trường THCS Hà Thái, THCS Hà Dương và Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Hà Trung đã có những lớp võ Bình Định Gia thu hút hàng nghìn em học sinh tham gia luyện tập thường xuyên. Dưới sự dẫn dắt của võ sư Vũ Hồng Sơn, môn võ Bình Định Gia đã trở thành môn thể thao ngoại khóa bổ ích cho các em học sinh, thanh thiếu niên. Ngoài Hà Trung, võ sư Vũ Hồng Sơn còn mở thêm lớp tại phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn, đáp ứng nhu cầu và sự yêu thích của các em học sinh. Tại các trường học nói trên, các CLB võ Bình Định Gia đã ra đời và hoạt động khá sôi nổi, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các em học sinh và các bậc phụ huynh.

Bước phát triển của môn võ Bình Định Gia ở xứ Thanh

Các võ sinh CLB võ Bình Định Gia Bá Thước tham gia lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng huyện

Trong khi đó, tại huyện miền núi Bá Thước, môn võ thuật cổ truyền này cũng đã bước đầu có sự hình thành và phát triển. Dưới dự dẫn dắt của HLV Phạm Văn Hiệu, các lớp võ Bình Định Gia đã được mở tại các trường Tiểu học thị trấn Cành Nàng, Trường THCS Điền Thượng. Phong trào luyện tập bộ môn này tại huyện Bá Thước đã và đang phát triển mạnh.

Bước phát triển của môn võ Bình Định Gia ở xứ Thanh

Võ sư Vũ Hồng Sơn và các võ sinh CLB Bình Định Gia Trường THCS Hà Dương, huyện Hà Trung.

Sự xuất hiện và phát triển rộng rãi môn võ Bình Định Gia tại Thanh Hóa, đặc biệt là tại các trường học là hoạt động ngoại khóa rất bổ ích góp phần giúp các em học sinh rèn luyện, nâng cao thể chất, tầm vóc, nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất, thúc đẩy phong trào thể thao học đường, cũng như thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Các em học sinh khi tham gia môn võ này cũng có cơ hội để tìm hiểu tinh hoa võ thuật, tinh thần thượng võ của dân tộc. Môn võ Bình Định Gia tại Thanh Hóa đang ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp cho môn phái, góp phần khẳng định được vị thế trong làng võ thuật Việt Nam.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]