(Baothanhhoa.vn) - Nói đến đua thuyền Thanh Hóa, không thể không nhắc đến cặp đôi vận động viên (VĐV) Nguyễn Đình Huy - Nguyễn Đình Hoàng. Hai anh em ruột đã có nhiều đóng góp cho bộ môn đua thuyền Thanh Hóa giai đoạn từ 2015 trở về trước. Không chỉ giành được nhiều huy chương tại các giải quốc gia hàng năm, tại các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc, Nguyễn Đình Huy - Nguyễn Đình Hoàng cũng đã đem về những tấm huy chương ở đấu trường quốc tế, trong đó có cả SEA Games.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bộ môn đua thuyền nỗ lực vượt khó, khẳng định thế mạnh của thể thao Thanh Hóa

Nói đến đua thuyền Thanh Hóa, không thể không nhắc đến cặp đôi vận động viên (VĐV) Nguyễn Đình Huy - Nguyễn Đình Hoàng. Hai anh em ruột đã có nhiều đóng góp cho bộ môn đua thuyền Thanh Hóa giai đoạn từ 2015 trở về trước. Không chỉ giành được nhiều huy chương tại các giải quốc gia hàng năm, tại các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc, Nguyễn Đình Huy - Nguyễn Đình Hoàng cũng đã đem về những tấm huy chương ở đấu trường quốc tế, trong đó có cả SEA Games.

Bộ môn đua thuyền nỗ lực vượt khó, khẳng định thế mạnh của thể thao Thanh Hóa

Các VĐV bộ môn đua thuyền Thanh Hóa “đóng đô” và tập luyện tại Bến En (Như Thanh).

Sau khi giải nghệ, Nguyễn Đình Huy tiếp tục tham gia công tác huấn luyện ở bộ môn đua thuyền, còn người em Nguyễn Đình Hoàng thì nghỉ hẳn. Kể từ thời điểm đó (năm 2015), bộ môn đua thuyền đã thực sự khủng hoảng về lực lượng khi không có gương mặt VĐV kế cận nào đáng kể. Thành tích của bộ môn vì vậy đã giảm sút, thưa dần và có thời điểm còn vắng bóng ngay ở đấu trường quốc gia.

Bộ môn đua thuyền Thanh Hóa với 2 môn rowing và canoeing bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển giao thế hệ, xây dựng lại lực lượng từ đầu. Khó khăn lớn nhất đối với bộ môn đó chính là tìm kiếm, phát hiện các VĐV năng khiếu, tài năng. Các huấn luyện viên (HLV) của bộ môn đã phải khá vất vả về các địa phương trong tỉnh, “đỏ mắt” tìm VĐV bổ sung cho tuyến năng khiếu và trẻ. Việc tìm kiếm được các VĐV có năng khiếu đã khó, việc vận động các gia đình cho con em theo nghiệp thể thao càng khó hơn khi bộ môn đua thuyền không mấy phổ biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Dù vậy, sau những năm tháng nỗ lực, bộ môn đua thuyền đã cơ bản xây dựng được một bộ khung mới vừa có tính kế thừa, vừa có những nhân tố mới. Từ năm 2015 đến nay, 28 VĐV ở cả 3 tuyến cùng ban huấn luyện bộ môn đua thuyền đã chuyển địa bàn tập luyện từ phường Quảng Châu (TP Sầm Sơn) tới Vườn quốc gia Bến En. Ngay từ những ngày đầu tới địa điểm mới, các VĐV, HLV đua thuyền Thanh Hóa đã được Ban Quản lý Vườn quốc gia Bến En tạo điều kiện thuận lợi nhất từ ăn ở, sinh hoạt, cho tới luyện tập. Với các VĐV, việc được tập luyện tại hồ sông Mực - Bến En thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây.

Mặc dù vậy, các VĐV bộ môn đua thuyền vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn khác đó chính là sự thiếu thốn trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, thi đấu. Cả bộ môn có 6 chiếc thuyền, thì có tới 4 chiếc được mua sắm từ năm 2006. Đến năm 2018, để chuẩn bị cho Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VIII, bộ môn được mua mới 2 thuyền, tuy vậy, đây là 2 chiếc thuyền được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đầu tư mua chèo cũng phải thực hiện thường xuyên bởi dụng cụ bơi này nhanh hỏng hơn so với thuyền, do vậy ban huấn luyện phải xây dựng thời gian biểu một cách hợp lý nhất nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cả 3 tuyến VĐV của bộ môn có thời lượng tập luyện.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như vậy nhưng các VĐV bộ môn đua thuyền Thanh Hóa đã thể hiện sự kiên trì, nỗ lực không biết mệt mỏi. Lứa VĐV năng khiếu và trẻ mới được tuyển chọn từ năm 2018 đã thể hiện được sự tiến bộ rõ rệt về chuyên môn trong tập luyện và bước đầu đã gặt hái những thành tích nổi bật. Các nội dung thuyền 4 canoeing, thuyền đôi rowing chính là thế mạnh của Thanh Hóa, có thể tranh chấp huy chương tại giải vô địch quốc gia. Còn ở giải trẻ vô địch quốc gia là thuyền đơn, thuyền đôi rowing và canoeing. Những gương mặt VĐV xuất sắc của đua thuyền Thanh Hóa đã khẳng định được tài năng của mình như: Đinh Thế Đức, Hà Văn Hiệp (rowing); Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Đình Tân, Nguyễn Văn Bắc (canoeing). Nếu như năm 2018, đua thuyền Thanh Hóa chỉ giành được 1 HCV nội dung thuyền 4 canoeing tại giải vô địch quốc gia, trong khuôn khổ Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VIII thì đến năm 2019, bộ môn đã giành được những thành tích quốc tế rất nổi bật. VĐV Đinh Thế Đức đã giành 1 HCV, 1 HCĐ tại giải vô địch châu Á, 2 HCV tại giải trẻ Đông Nam Á. Nối tiếp thành công, tại giải vô địch các câu lạc bộ toàn quốc năm 2020, các VĐV đua thuyền Thanh Hóa đã giành HCV ở nội dung 1.000m thuyền 4 canoeing.

Những thành tích nổi bật trên như một lời khẳng định sự trưởng thành mạnh mẽ của các VĐV bộ môn đua thuyền Thanh Hóa. Đây cũng là cơ sở và sự chuẩn bị của đua thuyền Thanh Hóa cho giải vô địch quốc gia năm 2020 (dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11), các giải đấu quốc tế và đặc biệt là hướng tới Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX. Theo lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh, đua thuyền là một trong những môn thế mạnh của thể thao Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025, vì vậy sẽ có sự quan tâm, đầu tư xứng đáng hơn. Mong muốn của các HLV, VĐV bộ môn đua thuyền Thanh Hóa đó là tiếp tục được quan tâm hỗ trợ nâng cao điều kiện tập luyện, nhất là về trang thiết bị, dụng cụ thi đấu, cũng như được tham gia các giải đấu toàn quốc để không ngừng nâng cao chuyên môn, thành tích và kinh nghiệm. Hy vọng rằng, với sự cố gắng, nỗ lực vượt khó, bộ môn đua thuyền Thanh Hóa sẽ tiếp tục khẳng định vị thế là môn thế mạnh của thể thao tỉnh nhà, gặt hái được những thành tích cao hơn nữa ở các giải đấu sắp tới.

Bài và ảnh: Mạnh Cường


Bài Và Ảnh: Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]