(Baothanhhoa.vn) - Để minh họa câu ngạn ngữ Pháp: La fin justifie les moyens - tạm dịch Cứu cánh biện minh cho phương tiện hay theo nghĩa rộng: Kết quả biện minh cho hành động, người ta thường dẫn câu chuyện sau:

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghịch lý sân cỏ: Tinh thần võ sĩ đạo và “thương hiệu” vũ công Samba

Để minh họa câu ngạn ngữ Pháp: La fin justifie les moyens - tạm dịch Cứu cánh biện minh cho phương tiện hay theo nghĩa rộng: Kết quả biện minh cho hành động, người ta thường dẫn câu chuyện sau:

Alice là nhân viên an ninh nhưng cô đã phạm tội vận chuyển hàng cho một băng đảng ma túy. Vụ vận chuyển ấy thất bại, tuy cô lọt lưới pháp luật nhưng ông trùm xã hội đen đòi cô thanh toán một số tiền lớn tương đương nửa giá trị hàng hóa bị tịch thu, nếu không chúng sẽ bắt con trai cô. Biết được khó khăn này, Kramer - em trai cô đã nghĩ ra cách 2 chị em đi cướp sòng bạc.

Đêm hôm ấy, Kramer đến nhà thờ xưng tội. Anh khai cùng Cha giải tội rằng:

- Thưa cha, con đã làm một việc xấu. Con đã giúp chị con. Thế làm việc xấu với ý đồ tốt thì có tội không, thưa cha?

Linh mục đáp: Chỉ có Chúa trả lời được thôi, con ạ!

Những câu chuyện tương đồng về bản chất kiểu này không hiếm mà qua các phương tiện truyền thông, thỉnh thoảng chúng ta lại bắt gặp “tên trộm” nọ hay “kẻ cướp” kia, khi ra trước vành móng ngựa đều nghẹn ngào, đại ý: Phải phạm tội để có tiền phụng dưỡng mẹ già hay “đóng học phí” cho con...

Bi kịch của “hành động” và “kết quả” còn lan cả vào sân cỏ mà điển hình là pha ăn vạ thô thiển của ngôi sao sáng nhất của Brazil - tiền đạo Neymar - ở phút 71 trong trận thư hùng Brazil - Mexico ở vòng 1/8 World Cup 2018. Quả thật, không ai có thể tin được là chỉ cần đối phương va chạm khẽ, tiền đạo đang giữ kỷ lục trên thị trường chuyển nhượng lại... ngã lăn ra thảm cỏ, thảm thiết kêu gào.

Tương tự như vậy là hơn chục phút “dạo chơi” của người Nhật trong lượt trận cuối cùng bảng H (gặp Ba Lan). Theo luật mới của Liên đoàn Bóng đá thế giới, khi điểm số, tỷ lệ bàn thắng/bại ngang nhau, họ sẽ xét đến tiêu chí fair-play, cụ thể là nhận ít “thẻ vàng” hơn để phân định đội đi tiếp. Và Nhật Bản, với số thẻ vàng ít hơn Senegal, đã liên tục tìm cách giữ bóng theo kiểu chuyền đi chuyền lại trên phần sân nhà, không chịu tấn công (sợ hở sườn, thua tiếp) hay để đối phương có bóng. Màn “câu giờ” nhàm chán, lộ liễu ấy thậm chí đã khiến không ít người hâm mộ bóng đá Nhật Bản cảm thấy hổ thẹn song đổi lại, Nhật Bản là đội duy nhất của châu Á lọt vào vòng đấu loại trực tiếp và Brazil cũng kịp giành cho mình tấm vé Tứ kết trong bối cảnh hàng loạt “ông lớn” khác như: Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha sớm “ngã ngựa”.

Về mặt tình cảm, như chúng ta đều biết, lối chơi cống hiến, rực lửa nhiều năm qua đã trở thành “thương hiệu” của đại diện bóng đá Nam Mỹ, còn bóng đá Nhật Bản với “tinh thần Smurai” vài năm trở lại đây cũng trở thành “biểu tượng châu Á”. Người ta yêu Brazil vì thứ bóng đá “vị nghệ thuật”, mến Nhật Bản vì tinh thần thi đấu sòng phẳng, quật cường nên không tránh khỏi cảm thấy “khó chịu” khi chứng kiến một Brazil thực dụng, một Nhật Bản tiểu xảo đến mức “phản cái đẹp”.

Nhưng về lý, trong bóng đá, “tiểu xảo”, “câu giờ” đã trở thành một phần không thể thiếu. Thậm chí, đa phần các HLV, cầu thủ đều sẵn sàng cho cầu thủ “chơi xấu nhưng hiệu quả” thay vì “chơi đẹp nhưng thất bại”. Bởi vậy, những gì Nhật Bản, Brazil thể hiện trong một chừng mực nào đó không đáng bị lên án.

Song dẫu sao đi nữa thì trong bóng đá, người ta rất khó để bước qua ranh giới giữa “lý” và “tình” để nhìn nhận, đánh giá một trận đấu hay thậm chí là chỉ một tình huống.


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]