Theo thống kê của trang mạng worldometers.info, tính đến 21 giờ 30 ngày 31/5 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 371.626 ca tử vong do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong tổng số 6.197.756 ca nhiễm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tình hình dịch bệnh tại châu Á cũng có nhiều diễn biến đáng lo ngại

Theo thống kê của trang mạng worldometers.info, tính đến 21 giờ 30 ngày 31/5 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 371.626 ca tử vong do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong tổng số 6.197.756 ca nhiễm.

Tình hình dịch bệnh tại châu Á cũng có nhiều diễn biến đáng lo ngạiNhân viên an ninh đeo khẩu trang và mặt nạ bảo hộ phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế Indira Gandhi ở New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngoài ra, trên toàn cầu đã có 2.761.300 bệnh nhân được xuất viện sau khi điều trị và cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.

Hiện Mỹ vẫn là nước ghi nhận nhiều ca nhiễm và tử vong nhất thế giới, lần lượt là 1.819.792 ca và 105.634 trường hợp, Brazil đứng thứ hai với 501.985 ca nhiễm và 28.872 ca tử vong. Nga đứng thứ ba trong danh sách các điểm nóng COVID-19 với 405.843 ca nhiễm và 4.693 ca tử vong.

Các nước đứng sau đó lần lượt là Tây Ban Nha (286.308 ca nhiễm và 27.125 ca tử vong), Anh (272.826 ca nhiễm và 38.376 ca tử vong), Italy (232.664 ca nhiễm và 33.367 ca tử vong), Pháp (188.625 ca nhiễm và 28.771 ca tử vong)...

Tình hình dịch bệnh tại châu Á cũng có nhiều diễn biến đáng lo ngại trong ngày 31/5. Ấn Độ lần đầu tiên ghi nhận mức kỷ lục hơn 8.380 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới trong vòng 24 giờ, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 ở nước này lên 182.143 người, trong đó có 5.164 trường hợp tử vong.

Ấn Độ đã áp đặt lệnh phong tỏa sâu rộng và chưa từng có tiền lệ trên quy mô toàn quốc để ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ ngày 25/3. Khi đó, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này chỉ là 600 trường hợp với 12 người tử vong.

Các biện pháp hạn chế sau đó đã từng bước được nới lỏng và đến hôm 30/5, Bộ An ninh Nội địa Ấn Độ đã công bố hướng dẫn sửa đổi về việc gia hạn lệnh phong tỏa nhưng chủ yếu tại “các vùng ngăn chặn” dịch bệnh cho đến ngày 30/6, đồng thời cho phép tất cả các hoạt động kinh tế được nối lại theo từng giai đoạn bên ngoài những khu vực trên.

Như vậy, trong thời gian tới, nhà chức trách Ấn Độ sẽ tập trung công tác phòng, chống COVID-19 tại các thành phố lớn như Mumbai, Delhi, Kolkata, Chennai, Ahmedabad, Hyderabad… vốn chiếm 70% tổng số ca nhiễm trên cả nước.

Tình hình dịch bệnh tại châu Á cũng có nhiều diễn biến đáng lo ngạiNgười dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Bucheon, phía tây thủ đô Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN)

Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 31/5 cho biết tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại nước này tăng thêm 27 ca lên 11.468 ca, trong khi tổng số ca tử vong thêm một ca lên 270 ca. Hàn Quốc có thêm bảy bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, đưa tổng số bệnh nhân được chữa khỏi lên 10.405 người.

Hàn Quốc đã nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội và chuyển sang tiến hành “kiểm dịch trong cuộc sống hằng ngày” bắt đầu từ 6/5 vừa qua, song ngay sau đó cơ quan y tế nước này đã phát hiện một số ổ dịch có nguy cơ lây nhiễm rất cao ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận, nơi chiếm tới gần một nửa dân số Hàn Quốc.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc đại lục không có thêm ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng và cũng không có ca tử vong nào trong ngày 30/5. Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục có thêm hai ca nhiễm nhập cảnh, đều ở tỉnh Sơn Đông, nâng tổng số ca nhiễm nhập cảnh lên 1.740 ca.

Trong khi đó, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) có 1.082 ca mắc COVID-19 trong đó có bốn ca tử vong, Đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc) ghi nhận 45 ca mắc bệnh trong khi vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) có 442 ca mắc trong đó có bảy ca tử vong. Tổng cộng có 1.036 bệnh nhân ở Hong Kong, 45 bệnh nhân ở Macao và 421 bệnh nhân ở Đài Loan đã được xuất viện sau khi phục hồi.

Tại khu vực Đông Nam Á, Bộ Y tế Indonesia thông báo đã phát hiện thêm 700 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 tại nước này lên 26.473 trường hợp.

Bộ Y tế Indonesia cho biết có 40 ca tử vong mới, đưa tổng số ca tử vong do dịch bệnh này tại Indonesia lên 1.613 ca. Ngoài ra, 7.308 trường hợp mắc COVID-19 đã khỏi bệnh và phục hồi.

Thái Lan cũng đã thông báo về bốn ca mắc COVID-19 mới, song không có trường hợp tử vong. Như vậy, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Thái Lan hồi tháng Một, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận tổng cộng 3.081 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 57 trường hợp tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại châu Á cũng có nhiều diễn biến đáng lo ngạiNgười dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Cheras, Kuala Lumpur, Malaysia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong ngày 31/5, Malaysia phát hiện 57 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm bệnh lên 7.819 người, trong đó bao gồm 115 người tử vong. Trong số 57 ca mới bị phát hiện có 10 ca nhập khẩu và trong số 47 ca nhiễm trong cộng đồng có 43 ca là người nước ngoài, chỉ có năm ca là công dân Malaysia.

Đáng chú ý, Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein nằm trong số 46 người phải áp dụng biện pháp cách ly tại nhà sau khi một nhân viên của Bộ này cho kết quả xét nghiệm với virus SARS-Cov-2 gây dịch COVID-19.

Bộ Y tế Singapore cũng xác nhận thêm 518 ca mắc COVID-19, nâng tổng số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 ở quốc đảo này lên 34.884 người.

Theo thông báo của bộ trên, đa số những ca dương tính với virus SARS-CoV-2 mới được phát hiện ở Singapore là người lao động nhập cư sống trong những khu nhà tập thể. Không có ca nhiễm mới từ nước ngoài đưa vào nước này.

Cho đến thời điểm này, tại Singapore vẫn còn 374 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị trong các bệnh viện, trong đó có bảy ca nặng và nguy kịch. Ngoài ra, có 13.242 người đang bị cách ly tại nhà hoặc các cơ sở cách ly cộng đồng.

Tại Philippines, Hãng hàng không quốc gia PAL của nước này thông báo sẽ khôi phục một số các chuyến bay nội địa và quốc tế bắt đầu từ ngày 1/6 sau hơn hai tháng tạm ngừng hoạt động, nhưng chủ yếu là đối với các chuyến bay đến và đi từ thủ đô Manila của nước này.

Các chuyến bay quốc tế sẽ gồm các chặng bay tới Mỹ, Canada, Guam (Mỹ), Việt Nam, Trung Quốc lục địa, Malaysia, Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Bắc (Đài Loan-Trung Quốc), Singapore, Nhật Bản, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar và Saudi Arabia. PAL cũng cân nhắc việc khôi phục một số chuyến bay nhất định tới London (Anh) và Sydney (Australia) trong tháng 6/2020.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) thông báo tính đến sáng 31/5, châu lục này ghi nhận thêm 5.243 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 . Tổng số ca dương tính với virus nguy hiểm này tại châu Phi hiện lên tới 141.535 người, trong đó có 4.069 ca tử vong.

Tính đến nay, đại dịch COVID-19 đã lây lan tại 54 nước châu Phi. Africa CDC chỉ rõ Bắc Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch về cả số ca nhiễm virus và số ca tử vong. Rwanda cũng đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh COVID-19./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]