Thụy Sỹ đã hủy phiên họp Quốc hội trong bối cảnh Chính phủ nước này triệu tập cuộc họp khẩn để ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang có dấu hiệu nguy cấp tại nước này khi chỉ trong 1 ngày, tổng số ca nhiễm virus SARC-CoV-2 mới tại Thụy Sĩ và nước láng giềng Liechtenstein tăng 50%, lên 2.200 ca.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thụy Sĩ hủy phiên họp Quốc hội do COVID-19 lây lan ở mức nguy cấp

Thụy Sỹ đã hủy phiên họp Quốc hội trong bối cảnh Chính phủ nước này triệu tập cuộc họp khẩn để ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang có dấu hiệu nguy cấp tại nước này khi chỉ trong 1 ngày, tổng số ca nhiễm virus SARC-CoV-2 mới tại Thụy Sĩ và nước láng giềng Liechtenstein tăng 50%, lên 2.200 ca.

Thụy Sĩ hủy phiên họp Quốc hội do COVID-19 lây lan ở mức nguy cấpDu khách đeo khẩu trang phòng tránh COVID-19. (Nguồn: AFP)

Hiện, Thụy Sĩ đánh giá tình hình dịch COVID-19 ở nước này đang ở “tình huống đặc biệt,” do đó Chính phủ liên bang được trao thêm quyền thực thi các biện pháp mạnh để bảo vệ 8,6 triệu công dân của nước này.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định đóng cửa các trường học trên cả nước trong vài tuần, đưa ra các biện pháp kiểm tra y tế tại cửa khẩu, nghiêm cấm mọi sự kiện tụ tập, hội họp như một phần trong những nỗ lực để bảo vệ công dân nước này, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là người cao tuổi.

Sau một loạt cuộc họp khẩn, ngày 16/2, thành phố Geneva cũng đã đóng cửa các quán bar, nhà hàng, các cơ sở tôn giáo.

Trong khi đó, các cơ quan quốc tế có trụ sở tại Geneva gồm các cơ quan của Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, cấm hoạt động tụ tập trên 5 người, trừ các trường hợp buộc phải làm việc nhóm song phải đảm bảo quy định y tế nghiêm ngặt.

Các biện pháp mà Thụy Sĩ đưa ra có hiệu lực đến ít nhất ngày 29/3.

Hiện quân đội Thụy Sĩ đang trong tư thế sẵn sàng được huy động làm nhiệm vụ trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục xấu đi.

Với 840 ca nhiễm mới trong ngày 15/3, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Thụy Sĩ và Liechtenstein đã lên tới 2.200 ca, tăng vọt 50% chỉ trong một ngày và thực tế này phản ánh sự lây lan nhanh chóng của COVID-19.

Cùng ngày, xứ Basque của Tây Ban Nha đã quyết định hoãn các cuộc bầu cử địa phương dự kiến diễn ra ngày 5/4 do dịch COVID-19.

Báo ABC của Tây Ban Nha cho biết các chính đảng ở địa phương này và lãnh đạo chính quyền địa phương đã nhất trí dời lịch bầu cử cho đến khi lệnh khẩn cấp được gỡ bỏ.

Basque hiện là địa phương thứ 2 của Tây Ban Nha, ghi nhận số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất.

Cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các công ty lữ hành của Pháp đã phải hoãn mọi tour du lịch cho đến ngày 31/3 do lo ngại phát sinh nhiều vấn đề không thể lường trước.

Hy Lạp ngày 16/3 đã quyết định sẽ cách ly 14 ngày tất cả các đối tượng từ nước ngoài đến nước này và lệnh cấm đóng cửa toàn bộ các cửa hàng bán lẻ sẽ có hiệu lực từ ngày 18/3.

Theo người phát ngôn Chính phủ Hy Lạp, siêu thị, hiệu thuốc, dịch vụ giao thực phẩm sẽ được miễn trừ thực hiện quy định mới này.

Mọi trường hợp nhập cảnh vào Bosnia và Herzegovina qua đường bộ và hàng không đều phải cách ly 14 ngày.

Chính phủ quốc gia châu Âu này đưa ra biện pháp trên nhằm chặn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Mọi hành vi vi phạm yêu cầu cách ly sẽ được ghép tội hình sự. Bosnia và Herzegovina cũng cấm nhập cảnh đối với các trường hợp từng ghé qua các “điểm nóng” của dịch./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]