Chính quyền vùng Lombardia đã ban hành quy định bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà, có hiệu lực kể từ ngày 5/4 - một động thái nhằm thắt chặt hơn nữa các biện pháp đang được áp dụng để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Italy: Vùng Lombardia bắt buộc dân phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài

Chính quyền vùng Lombardia đã ban hành quy định bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà, có hiệu lực kể từ ngày 5/4 - một động thái nhằm thắt chặt hơn nữa các biện pháp đang được áp dụng để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Italy: Vùng Lombardia bắt buộc dân phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoàiNgười dân Italy đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 . (Ảnh: THX/TTXVN)

Thông báo của chính quyền vùng Lombardia cho biết quy định mới nhằm “bảo vệ bản thân và người khác” trước tình trạng số ca nhiễm mới và tử vong trong ngày vẫn ở mức cao.

“Trong trường hợp không có khẩu trang, người dân có thể sử dụng áo hoặc khăn để che mũi và miệng” - Chủ tịch vùng Lombardia Attilio Fontana khuyến cáo người dân.

Với quy định mới này, Lombardia hiện là vùng duy nhất của Italy bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Quy định cũng cho thấy sự thay đổi trong quan điểm của Italy về việc đeo khẩu trang đối với người dân.

Trước đó, sắc lệnh của chính phủ ngày 1/4 cũng lần đầu tiên, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Italy, đưa ra khuyến cáo người dân dùng khẩu trang tại các khu vực đông người vẫn đang được phép hoạt động.

Ngày 3/4, chính quyền vùng Veneto ban hành quy định bắt buộc các nhân viên và khách hàng phải đeo khẩu trang trong các siêu thị. Ngoài ra, các siêu thị phải có trách nhiệm cung cấp găng tay dùng 1 lần cho tất cả khách hàng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Italy vẫn giữ quan điểm cho rằng không cần thiết phải đeo khẩu trang đối với những người khỏe mạnh. Việc sử dụng khẩu trang chỉ thực sự cần thiết đối với nhân viên y tế, người làm công việc thường xuyên phải tiếp xúc với người dân hoặc những người đang nhiễm bệnh.

Người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ dân sự Italy Angelo Borrelli khi đánh giá về quy định mới của vùng Lombardia cũng nói rằng: “Tôi không sử dụng nó (khẩu trang) vì tôi đảm bảo được khoảng cách an toàn đối với những người xunh quanh."

Khi dịch bệnh bùng phát tại Italy cuối tháng Hai, tình trạng khan hiếm khẩu trang đã diễn ra, ngay cả đối với các bác sỹ và nhân viên y tế trong các bệnh viện điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Chính quyền Italy đã khuyến cáo những người dân khỏe mạnh không nên mua và sử dụng khẩu trang để dành nguồn lực cho các nhân viên y tế.

Theo Bộ Ngoại giao Italy, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, nước này đã tiếp nhận khoảng 50 triệu khẩu trang từ nước ngoài, bao gồm cả nhập khẩu và hàng viện trợ của các nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Italy Luigi Di Maio cho biết đây là một con số khổng lồ, tuy nhiên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo ông Di Maio, Italy cần có 100 triệu khẩu trang mỗi tháng, tương đương 3 triệu chiếc mỗi ngày để đáp ứng như cầu. Tuy vậy, hiện năng lực sản xuất ở trong nước chưa đáp ứng được một nửa nhu cầu, phần lớn phải dựa vào việc nhập khẩu.

Theo trang mạng Formiche.net ngày 3/4, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy đã ký hợp đồng với công ty Byd (Build your dreams) của Trung Quốc để mua 180 triệu khẩu trang, được chia làm nhiều đợt, trong đó đợt đầu tiên có số lượng 100 triệu chiếc.

Bên cạnh đó, Italy cũng đang huy động mọi nguồn lực trong nước cho việc sản xuất khẩu trang, đồng thời Sắc lệnh của Chính phủ Italy cũng đình chỉ việc xuất khẩu khẩu trang và thiết bị y tế .

Theo hãng thông tấn ANSA của Italy, trong mười ngày qua, hải quan nước này đã tịch thu 1,8 triệu khẩu trang và thiết bị y tế như găng tay, máy thở khi các lô hàng này chuẩn bị được xuất khẩu./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]