Trước bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan mạnh mẽ, Chính phủ Indonesia đã triển khai áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ và cứng rắn nhằm bảo vệ người dân và nền kinh tế của đất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Indonesia áp dụng nhiều biện pháp mạnh để đối phó dịch với COVID-19

Trước bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan mạnh mẽ, Chính phủ Indonesia đã triển khai áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ và cứng rắn nhằm bảo vệ người dân và nền kinh tế của đất nước.

Indonesia áp dụng nhiều biện pháp mạnh để đối phó dịch với COVID-19

Hoãn thu một số khoản thuế

Chính phủ Indonesia sẽ hoãn thu thuế nhập khẩu nguyên liệu thô và thuế thu nhập doanh nghiệp trong sáu tháng; đồng thời đẩy nhanh hoàn thuế, trong động thái mới nhất nhằm bảo vệ nền kinh tế trước tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto ngày 11/3 cho biết chính phủ nước này đang hoàn tất các nghị định liên quan tới chính sách kích thích tài khóa nói trên nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất.

Dự kiến, gói kích thích kinh tế này sẽ được triển khai trong tháng Tư tới sau khi các thủ tục pháp lý được hoàn tất.

Các doanh nghiệp sản xuất của Indonesia đã và đang đối mặt với tình trạng gián đoạn nguồn cung nguyên liệu, điều khiến hàng loạt nhà máy trên khắp cả nước bị tê liệt.

Theo thống kê, khoảng 20-50% nguyên liệu thô của các cơ sở sản xuất trong nước có nguồn gốc từ Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia.

Theo Bộ trưởng Công nghiệp Agus Gumiwang Kartasasmita, việc hoãn thu thuế nhập khẩu nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu thô trong nước.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết các ưu đãi nói trên nhằm giảm bớt gánh nặng và tạo “không gian thở” cho các cơ sở sản xuất trước các tác động của đại dịch COVID-19.

Indonesia áp dụng nhiều biện pháp mạnh để đối phó dịch với COVID-19Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto. (Nguồn: Bloomberg)

Bộ trưởng Indrawati cũng cho biết Chính phủ Indonesia sẽ tạm thời miễn thuế thu nhập đối với công nhân các nhà máy sản xuất nhằm giảm bớt gánh nặng cho họ.

Bà cũng cảnh báo tăng trưởng kinh tế có thể giảm xuống 4,7% trong năm nay, từ mức 5,02% năm 2019.

Trong tháng Một vừa qua, thu ngân sách nhà nước của Indonesia đạt 103.700 tỷ rupiah (khoảng 7,1 tỷ USD), giảm 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu ngân sách của ngành thuế đạt 84.700 tỷ rupiah, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, chi tiêu của chính phủ giảm 9,1% xuống 139.800 tỷ rupiah. Thâm hụt ngân sách lên tới 36.100 tỷ rupiah, tương đương 0,21% GDP.

Các nhà kinh tế dự đoán thâm hụt ngân sách của Indonesia có thể tăng cao trong năm nay, khi chính phủ nước này sẽ phải chi tiêu nhiều hơn để đối phó với các tác động tiêu cực của dịch COVID-19 và thu ngân sách nhà nước sẽ thấp hơn dự kiến do các hoạt động sản xuất kinh doanh sa sút.

Cấm xuất khẩu khẩu trang

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 12/3, Thiếu tướng Daniel Tahi Monang, Giám đốc Cảnh sát phụ trách về điều tra tội phạm kinh tế đặc biệt cho biết nước này cấm xuất khẩu khẩu trang y tế để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Theo Thiếu tướng Daniel, khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn đang khan hiếm và có giá tăng mạnh ở Indonesia do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát.

Do vậy, Indonesia cấm xuất khẩu khẩu trang y tế ra nước ngoài nhằm ưu tiên nhu cầu của người dân trong nước. Lệnh cấm xuất khẩu cũng nhằm ổn định thị trường.

Ông Daniel cũng kêu gọi các nhà máy sản xuất khẩu trang tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.

Indonesia vẫn cho phép nhập khẩu nguyên liệu sản xuất khẩu trang./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]