(Baothanhhoa.vn) - Khi internet và điện thoại thông minh có chức năng kết nối Wi-Fi, 3G, 4G trở thành vật bất ly thân của mỗi người, những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước đã triệt để lợi dụng bằng các chiêu trò tạo dựng, phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, không thành có, thật giả lẫn lộn, từ đó lôi kéo, hướng lái dư luận ngả theo quan điểm sai trái, thù địch...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghiêm trị việc lợi dụng quyền tự do, dân chủ, mạng xã hội xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước

Khi internet và điện thoại thông minh có chức năng kết nối Wi-Fi, 3G, 4G trở thành vật bất ly thân của mỗi người, những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước đã triệt để lợi dụng bằng các chiêu trò tạo dựng, phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, không thành có, thật giả lẫn lộn, từ đó lôi kéo, hướng lái dư luận ngả theo quan điểm sai trái, thù địch...

Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh xem xét hồ sơ vụ đối tượng Nguyễn Duy Sơn, phường Bắc Sơn (TP Sầm Sơn) về tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Hành vi xâm phạm an ninh, chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Các đối tượng triệt để sử dụng mạng xã hội (MXH), facebook, blog, đăng bài, đưa hình ảnh sai sự thật, nói xấu đất nước, phỉ báng chế độ, chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thông qua lập và sử dụng hàng ngàn website, MXH, blog, diễn đàn trực tuyến, như: Trang Châu Xuân Nguyên, bauxite Việt Nam, Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, Dân luận, Quê Choa, Thông Tấn Xã Vàng Anh, quan làm báo... Chúng liên tục mở các chiến dịch tuyên truyền chống phá với các phương thức chủ yếu như: Tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang; kêu gọi tập hợp lực lượng, hình thành và công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trá hình trên không gian mạng; sử dụng internet để công khai bày tỏ quan điểm đối lập, lôi kéo, phát triển lực lượng và hoạt động chống phá; lợi dụng các vấn đề nhạy cảm chính trị xã hội, vụ việc phức tạp thu hút sự quan tâm của quần chúng để kích động biểu tình, gây bất ổn về an ninh, trật tự... Một trong những phương thức mà các đối tượng gia tăng hoạt động chống phá trên mạng internet trong thời gian gần đây là xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các địa phương bằng các bài viết xuyên tạc, đả kích. Âm mưu của chúng nhằm phá hoại nội bộ hòng gây chia rẽ trong lãnh đạo cấp cao, tác động tiêu cực tới nhận thức, quan điểm, tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi và làm suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Thủ đoạn chủ yếu là giả mạo, cắt xén, ngụy tạo bằng chứng để vu cáo; sử dụng thông tin cũ với những luận điệu mới; lợi dụng những vấn đề chính trị, thời sự để tung tin thất thiệt, tạo dư luận xấu; từ các vụ việc tiêu cực, tham nhũng để quy chụp do đường lối của Đảng, Nhà nước và chế độ. Các đối tượng đặt tên trang mạng, blog và đặt các tiêu đề, tên bài với ngôn từ giật gân, kích thích tính tò mò của người đọc, người xem, đăng tải tin, bài viết, video clip có nội dung phản động, thật giả lẫn lộn.

Theo thống kê của Công an tỉnh, từ đầu năm 2017 đến nay đã phát hiện hơn 10 tài khoản do các đối tượng trong tỉnh quản trị thường xuyên đăng tải thông tin xuyên tạc, bịa đặt nhằm công kích, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh; tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận về vấn đề chính trị, kinh tế. Mới đây nhất, ngày 8-5-2018 Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã thi hành lệnh khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đối với Nguyễn Duy Sơn, sinh năm 1981, ở phường Bắc Sơn (TP Sầm Sơn) theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Theo kết quả điều tra của cơ quan an ninh: Từ tháng 12 đến tháng 3-2018, đối tượng Nguyễn Duy Sơn đã trực tiếp tạo lập và sử dụng tài khoản facebook có nickname “Nguyễn Sơn” để đăng tải các bài viết xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh. Thủ đoạn hoạt động của Nguyễn Duy Sơn là vào các trang phản động và các trang MXH, các trang thông tin đại chúng lấy các thông tin liên quan đến các vấn đề về tham nhũng và tiêu cực, sau đó xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước và các đồng chí lãnh đạo rồi đăng tải, chia sẻ công khai trên trang facebook cá nhân của mình kèm theo lời bình luận, hình ảnh minh họa, dẫn chứng không có thật, không có căn cứ để nói xấu và hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương. Toàn bộ nội dung bình luận, chia sẻ đều do Nguyễn Duy Sơn tự nghĩ ra rồi đăng tải lên trang cá nhân để người đọc hiểu sai sự thật, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân. Được biết, Nguyễn Duy Sơn là cán bộ quản lý học sinh, sinh viên của Trường Dự bị Đại học dân tộc Sầm Sơn, sau đó bị buộc thôi việc. Hành vi của Sơn đã gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và các đồng chí lãnh đạo trung ương, địa phương, gây hoài nghi trong quần chúng nhân dân và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Trước đó, là vụ Nguyễn Danh Dũng (29 tuổi, trú tại TP Thanh Hóa), là chủ tài khoản và quản trị, điều hành kênh Youtube “ThienAn TV”, đăng tải video có tiêu đề xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tán phát trên mạng internet. Kết quả điều tra Nguyễn Danh Dũng khai nhận đã tạo lập và quản trị các tài khoản facebook “ThienAn”,“quachthienan”; YoutubeThien An TV... Dũng biên tập các video clip với lời bình là bài viết được thu thập từ trang mạng phản động hoặc sử dụng các video clip được thu thập từ các trang MXH rồi biên tập lại nội dung bằng cách chèn logo ThienAn TV, thêm hình ảnh đại diện, điều chỉnh lại giọng điệu, thay đổi các tiêu đề có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Trung tá Đỗ Ngọc Dương, Đội trưởng Đội điều tra, cơ quan an ninh điều tra (Công an tỉnh), cho biết: Qua đấu tranh cho thấy, việc các đối tượng đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc có nguyên nhân do tư lợi cá nhân, thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức. Đây được đánh giá là loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, đối tượng phạm tội có trình độ về công nghệ thông tin, với nhiều thủ đoạn đối phó gây khó khăn cho quá trình điều tra. Cùng với đó, bằng cách tận dụng các phương tiện thông tin truyền thông, không gian mạng, các lực lượng chống đối, phản động, thù địch không chỉ dừng lại ở việc xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà chúng còn đang tích cực khoét sâu và thổi phồng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, môi trường, an sinh xã hội... để từ đó phê phán, đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước.

Tự do internet không có nghĩa tuyệt đối. Không phải ai thích viết gì, nói gì, muốn xâm phạm cá nhân, tổ chức nào trên internet cũng được. Quyền tự do thể hiện quan điểm, chính kiến nhưng quyền ấy là có ranh giới, cần tỉnh táo nhận diện để không bị kẻ xấu lôi kéo, biến mình thành nhà “dân chủ mạng”, trở thành con rối của kẻ địch, sử dụng mạng internet thành công cụ xâm hại cá nhân, tổ chức, xâm hại quốc gia, dân tộc mà mình là chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ. Mỗi cá nhân khi tiếp nhận thông tin cần cảnh giác trước các thông tin bịa đặt, độc hại trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động. Cùng với đó cần phải nghiêm trị hành vi sử dụng mạng internet phá hoại nội bộ, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ.

Tại Điều 25, Bộ luật Dân sự 2005 quy định khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Đồng thời, Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ các điều luật về “tội vu khống”, “tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”... để xử lý các hành vi phạm tội.

Tại điều 331 - Bộ luật Hình sự quy định người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.


Bài và ảnh: Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]