(Baothanhhoa.vn) - Chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những vấn đề trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Do vậy, trong những năm qua huyện Nông Cống đã tạo nhiều chuyển biến trong công tác đào tạo nghề. Đây được xem là nguồn lực quan trọng “tiếp sức” xây dựng NTM ở địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nông Cống đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những vấn đề trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Do vậy, trong những năm qua huyện Nông Cống đã tạo nhiều chuyển biến trong công tác đào tạo nghề. Đây được xem là nguồn lực quan trọng “tiếp sức” xây dựng NTM ở địa phương.

Huyện Nông Cống đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Người lao động làm việc tại Công ty CP May xuất khẩu Trường Thắng đóng trên địa bàn thị trấn Nông Cống.

Trong số 19 tiêu chí NTM, tiêu chí số 12 lao động và việc làm là tiêu chí khó, đòi hỏi mỗi địa phương phải có những giải pháp đồng bộ, năng động, linh hoạt, có cách nhìn thấu đáo, phù hợp với thực tế ở địa phương mình thì mới có thể đạt tiêu chí này. Tại xã Hoàng Sơn, một xã thuần nông của huyện Nông Cống, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của xã là 7,14% thì đến cuối năm 2019, chỉ còn 1,55%. Năm 2019 cũng là năm đánh dấu bước ngoặt lớn với Hoàng Sơn khi xã đã hoàn thành 19 tiêu chí NTM.

Nói về tiêu chí 12, ông Lê Đình Nhiều, Chủ tịch UBND xã Hoàng Sơn, chia sẻ: Nghề chính đối với người dân Hoàng Sơn chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Sau khi bắt tay xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền cũng đã đưa ra nhiều giải pháp, cách làm để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, xã quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nghề, tập trung vào nghề may công nghiệp và đã tạo thu nhập ổn định cho lao động trên địa bàn.

Hiện ở Hoàng Sơn, các ngành nghề dịch vụ thương mại đã và đang phát triển, bên cạnh đó xã cũng đã đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Với nghề may công nghiệp đã thu hút hơn 400 lao động của xã với thu nhập bình quân từ 4-6 triệu đồng/người/tháng. Hơn 400 lao động này đã được xã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống và các doanh nghiệp để đào tạo nghề. Riêng trong năm 2019, xã đã mở 2 lớp may công nghiệp, 100% học viên có việc làm sau đào tạo. Ông Lê Đình Nhiều cho biết thêm: Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần nâng cao thu nhập cũng như hoàn thành chương trình xây dựng NTM của xã, đưa thu nhập bình quân đầu người từ 30 triệu đồng/năm lên 48,7 triệu đồng/năm. Trong những năm tiếp theo, xã tiếp tục mở rộng thêm một số nghề đào tạo để nâng cao thu nhập cho người dân, phấn đấu đến năm 2025 đạt mục tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra đó là đạt 88 triệu đồng/người/năm.

Ở xã Tân Phúc lại mở ra một câu chuyện mới về đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi tại đây vào năm 2016, trên địa bàn xã đã thành lập được HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc, hiện thu hút trên 200 lao động địa phương. Bên cạnh đó, xã có gần 400 lao động của xã đang làm việc tại các doanh nghiệp may. Theo thống kê, đến năm 2019, số lao động có việc làm qua đào tạo ở Tân Phúc là 2.044 người, chiếm tỷ lệ 69,69%. Theo ông Lê Đình Hùng, Chủ tịch UBND xã: Đi học nghề là một vấn đề cần phải tuyên truyền lâu dài. Đến nay về cơ bản, người lao động trên địa bàn xã đều được tham gia đào tạo nghề về chăn nuôi, trồng trọt, may mặc, mây giang xiên... Đào tạo nghề là một trong những yếu tố quan trọng để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần vào hoàn thành tiêu chí 12 và 14.3 trong xây dựng NTM và hiện Tân Phúc cũng đã hoàn thành 19 tiêu chí NTM.

Tính đến tháng 10-2019, huyện Nông Cống đã có 15 xã đạt chuẩn NTM (bằng 50% số xã trên địa bàn). Các xã này đều đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó chú trọng đến công tác đào tạo nghề. Hiện ở Nông Cống có trên 122.800 người trong độ tuổi lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 75%. Từ năm 2017-2019, huyện đã tổ chức được 33 lớp đào tạo nghề cho gần 1.200 lao động theo Quyết định 1956. Trong số này có 82% có việc làm, cho thu nhập ổn định. Ông Lại Duy Tuấn, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nông Cống cho biết: Đào tạo nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng để có thể chuyển dịch một bộ phận lao động từ nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ và phục vụ tốt hơn quá trình xây dựng NTM. Trong năm 2020, huyện sẽ tổ chức 10 lớp đào tạo nghề may công nghiệp, đan lát thủ công và nuôi tôm thẻ chân trắng cho 320 lao động nông thôn... Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, đặc biệt là đào tạo nghề phải gắn với chương trình xây dựng NTM...

Bài và ảnh: Vân Sơn


Bài và ảnh: Vân Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]