(Baothanhhoa.vn) - Chị Hoàng Thị Chon sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Thái tại một xã vùng cao của huyện Thường Xuân. Khi Nhà nước xây dựng Công trình Thủy lợi, Thủy điện Cửa Đạt, gia đình chuyển về tiểu khu 2, thị trấn Thường Xuân sinh sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người bệnh bằng cây thuốc Nam

Chị Hoàng Thị Chon sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Thái tại một xã vùng cao của huyện Thường Xuân. Khi Nhà nước xây dựng Công trình Thủy lợi, Thủy điện Cửa Đạt, gia đình chuyển về tiểu khu 2, thị trấn Thường Xuân sinh sống.

Mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người bệnh bằng cây thuốc Nam

Tại nơi ở mới, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, bằng nghị lực bản thân, Hoàng Thị Chon cùng gia đình vượt khó vươn lên, nhờ phát huy giá trị của những bài thuốc Nam gia truyền. Chị cho biết: Mẹ tôi, bà Lang Thị Quynh ngay từ nhỏ đã được ông bà ngoại truyền dạy nghề thuốc, cùng mong mỏi mang đến sức khỏe, bình an cho bà con dân bản vùng cao. Được sự dẫn dắt của mẹ, tôi cùng bà thường vượt núi cao, dọc theo con suối lên rừng hái thuốc, học chữa bệnh bằng thuốc Nam. Ban đầu, chỉ là phục vụ nhu cầu chữa bệnh của các thành viên trong gia đình, làng xóm. Lâu dần số người tìm đến để bốc thuốc ngày càng nhiều. Mỗi lần chứng kiến niềm vui, hạnh phúc trên khuôn mặt bệnh nhân, niềm đam mê chữa bệnh trong tôi lớn lên từng ngày. Tôi luôn khao khát bản thân sẽ cứu chữa thật nhiều ca bệnh, mang đến niềm hy vọng cho mỗi bệnh nhân, điều ấy đã thôi thúc bản thân học hỏi các bài thuốc từ mẹ và những bài thuốc trong dân gian.

Nhằm nâng cao năng lực, tay nghề chuyên môn, chị Hoàng Thị Chon đã theo học lớp y sĩ y học cổ truyền. Sau khi ra trường, Chon nhận thấy quê hương mình có diện tích rừng tự nhiên rất lớn, lại có khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để các loài dược liệu, cây thuốc Nam phát triển. Chị Chon cũng nhận ra tính năng và công dụng tuyệt vời của những bài thuốc Nam và có thể đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhiều bệnh nhân trong và ngoài huyện. Bởi vậy, năm 2012, gia đình đã xin phép thành lập Phòng Chẩn trị y học cổ truyền bà Quynh.

Đến nay, Phòng Chẩn trị y học cổ truyền bà Quynh đã sở hữu gần 20 bài thuốc lá Nam chữa các bệnh như: Thoái hóa xương khớp, sỏi thận, hiếm muộn sau sinh, viêm phụ khoa, viêm gan, xung huyết dạ dày... Ngoài ra, cơ sở cũng trực tiếp thực hiện công đoạn hái, vận chuyển, sơ chế, bảo quản thuốc nên đã góp phần giải quyết việc làm cho 20 lao động thường xuyên và hơn 80 lao động thời vụ, với mức thu nhập ổn định.

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, chị Hoàng Thị Chon cùng cơ sở đông y bà Quynh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. Thực hiện nhiều đợt thăm, tặng quà cho các gia đình bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; học sinh nghèo vượt khó học giỏi; trao quà cho hộ nghèo, cho trẻ em nghèo... với số tiền trên 100 triệu đồng.

Với những thành tích đạt được, chị Hoàng Thị Chon vinh dự là một trong những đại biểu tiêu biểu người DTTS đi dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ III, năm 2019 và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân tặng Giấy khen vì có thành tích đóng góp trong phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh biên giới thời kỳ hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2019.

Bài và ảnh: Gia Bảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]