(Baothanhhoa.vn) - Với tinh thần lao động sáng tạo, mong muốn được cống hiến cho gia đình và xã hội, ông Quách Đức Ban, 62 tuổi, dân tộc Mường, người có uy tín ở thôn Bái Gạo 1, xã Mậu Lâm (Như Thanh) đã đi đầu trong phát triển kinh tế đồi rừng, trở thành gương sáng để đồng bào học tập làm theo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gương người có uy tín Quách Đức Ban làm kinh tế giỏi

Với tinh thần lao động sáng tạo, mong muốn được cống hiến cho gia đình và xã hội, ông Quách Đức Ban, 62 tuổi, dân tộc Mường, người có uy tín ở thôn Bái Gạo 1, xã Mậu Lâm (Như Thanh) đã đi đầu trong phát triển kinh tế đồi rừng, trở thành gương sáng để đồng bào học tập làm theo.

Gương người có uy tín Quách Đức Ban làm kinh tế giỏi

Thôn Bái Gạo 1 có 750 ha rừng, trước kia kinh tế của thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, diện tích rừng chủ yếu là rừng nghèo kiệt và đồi núi trọc, tư duy sản xuất của người dân còn mang tính truyền thống, nên đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc giao đất, giao rừng, chuyển quyền tự chủ cho các hộ dân trong việc trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng, năm 1998, gia đình ông Ban mạnh dạn nhận 10 ha rừng (chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc) theo Chương trình 661 để trồng, khoanh nuôi bảo vệ và tạo nguồn thu nhập. Khi gia đình ông nhận rừng để sản xuất, nhiều người dân trong thôn nhìn ông với ánh mắt e ngại không biết ông có thành công từ phát triển kinh tế rừng hay không. Nhưng với ý chí và nghị lực, ông cùng các thành viên trong gia đình không quản ngày đêm bỏ công sức cải tạo, quy hoạch lại diện tích rừng. Bản thân ông không ngừng tìm hiểu về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng qua sách, báo và các lớp tập huấn do huyện, xã tổ chức, đồng thời đi tham quan học hỏi các mô hình phát triển kinh tế rừng hiệu quả trong và ngoài huyện. Bước đầu, ông quy hoạch trồng 2 ha ngô, sắn ở diện tích chân đồi thấp, chân đồi cao ông trồng keo và một số cây lâm nghiệp khác. Tận dụng dưới tán rừng, chăn nuôi thêm trâu, bò, lợn, gà, ong mật.

Đất không phụ lòng người. Sau nhiều năm miệt mài, kinh tế đồi rừng đã mang lại thu nhập cao cho gia đình ông. Những năm gần đây, do tuổi cao sức yếu, ông đã chuyển nhượng lại 8 ha rừng cho các con, hai vợ chồng chỉ làm 2 ha rừng, nhưng mỗi năm kinh tế rừng vẫn mang lại thu nhập cho gia đình ông trên 100 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả từ phát triển kinh tế rừng, ông đã tuyên truyền anh em dòng họ và Nhân dân trong thôn tích cực đầu tư phát triển kinh tế rừng. Học tập ông, đến nay thôn đã có trên 100 hộ gia đình làm kinh tế từ rừng, với diện tích trên 75 ha, mỗi năm kinh tế từ rừng mang lại cho người dân trong thôn hàng tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%.

Không những làm kinh tế giỏi, ông còn tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua; củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, loại bỏ các hủ tục lạc hậu...

Với những thành tích đã đạt được, ông Quách Đức Ban được bầu chọn là gương điển hình đi dự Hội nghị biểu dương điển hình người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, năm 2020.

Bài và ảnh: Khánh Linh


Bài Và Ảnh: Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]