(Baothanhhoa.vn) - 12 năm qua, bằng niềm đam mê, sự nhiệt huyết với nghề và trên tất cả là tình yêu thương với các em học sinh vùng cao, cô giáo trẻ Trần Thị Hồng, sinh năm 1988, quê ở xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa), hiện công tác ở điểm trường bản Cơm, Trường Mầm non xã Pù Nhi (Mường Lát) vẫn kiên trì bám trường, bám bản để “Ươm mầm” cho các thế hệ học sinh vùng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gương cô giáo “ươm mầm” trên bản Mông

12 năm qua, bằng niềm đam mê, sự nhiệt huyết với nghề và trên tất cả là tình yêu thương với các em học sinh vùng cao, cô giáo trẻ Trần Thị Hồng, sinh năm 1988, quê ở xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa), hiện công tác ở điểm trường bản Cơm, Trường Mầm non xã Pù Nhi (Mường Lát) vẫn kiên trì bám trường, bám bản để “Ươm mầm” cho các thế hệ học sinh vùng cao.

Gương cô giáo “ươm mầm” trên bản Mông

Với ước mơ trở thành cô giáo mầm non, năm 2007 sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp mầm non, Trường Đại học Hồng Đức, cô Hồng xin tình nguyện lên công tác tại huyện vùng cao Mường Lát và được ngành giáo dục và đào tạo huyện phân công về giảng dạy tại điểm trường bản Cơm, Trường Mầm non xã Pù Nhi. Đây là bản biên giới có 100% đồng bào Mông sinh sống, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên người dân cũng chưa quan tâm đến việc học của các con. Nhớ lại những ngày đầu mới về trường với bao khó khăn, vất vả, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, lớp học chủ yếu bằng tranh tre, nứa lá, đường sá đi lại khó khăn; đa phần học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nên việc bỏ học thường xuyên xảy ra. Không quản ngại khó khăn, đường sá xa xôi, cô cùng các cô trong ban giám hiệu nhà trường đã lặn lội đến tận nhà các em để động viên, thuyết phục phụ huynh tạo điều kiện đưa con em đến trường. “Mưa dầm thấm sâu”, người dân thấy được sự học của con em là hạnh phúc, là tương lai của bản thân các con, gia đình và xã hội, nên tích cực đưa các cháu đến trường. Bên cạnh đó, đa phần các em là đồng bào dân tộc Mông nên không nói được tiếng phổ thông, rất khó khăn cho việc dạy học cho các em, vì vậy cô đã tự học thêm tiếng Mông để thuận tiện trong việc giảng dạy, vận động các em đến trường, duy trì sĩ số lớp, tiếp xúc với đồng bào thuận tiện hơn.

12 năm nhiệt huyết với học sinh vùng cao, cô Hồng càng thấm thía hơn lời dạy của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Chính vì thế cô luôn trăn trở, nỗ lực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức vừa “hồng” vừa “chuyên”, trở thành giáo viên giỏi cấp tỉnh; đồng thời có nhiều sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh đã và đang áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy ở các điểm trường có cùng đặc thù và hoàn cảnh giống nhau, như: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi”; “Một số thủ thuật gây hứng thú với tiết âm nhạc cho trẻ mẫu giáo bé khu Na Tao, Trường Mầm non Pù Nhi”. Là giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn, bí thư chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp mầm non lớn 5-6 tuổi, cô Hồng luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”, tăng cường kỹ năng sống cho các em, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hằng năm, lớp do cô làm chủ nhiệm luôn đạt danh hiệu lớp tiên tiến, tỷ lệ học sinh ra lớp đạt 100%. Ngoài ra, cô luôn tham gia cùng tập thể nhà trường phụ đạo cho học sinh của trường tham gia bé khỏe, bé thông minh cấp huyện, cấp tỉnh và đều đạt giải...

Với những thành tích đã đạt được, nhiều năm liên tục cô Trần Thị Hồng đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, các ngành. Đặc biệt, cô là một trong những giáo viên xuất sắc được vinh danh tại Hội nghị điển hình tiên tiến ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020.

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]