(Baothanhhoa.vn) - Đi vào giai đoạn chính thức vận hành thương mại, nhà máy luyện cán thép được coi là hiện đại bậc nhất tại Việt Nam này đã cung cấp cho thị trường các loại phôi thép, các loại sản phẩm thép cán theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và Nhật Bản. Dự án vận hành thành công và đi vào sản xuất ổn định đã tạo động lực tích cực đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, tạo gần 2.000 việc làm, dự kiến đóng góp khoảng 1.000 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh mỗi năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tín hiệu lạc quan từ những dự án công nghiệp - dịch vụ lớn vừa được khởi công, khánh thành

Đi vào giai đoạn chính thức vận hành thương mại, nhà máy luyện cán thép được coi là hiện đại bậc nhất tại Việt Nam này đã cung cấp cho thị trường các loại phôi thép, các loại sản phẩm thép cán theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và Nhật Bản. Dự án vận hành thành công và đi vào sản xuất ổn định đã tạo động lực tích cực đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, tạo gần 2.000 việc làm, dự kiến đóng góp khoảng 1.000 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh mỗi năm.

Tín hiệu lạc quan từ những dự án công nghiệp - dịch vụ lớn vừa được khởi công, khánh thànhDây chuyền sản xuất thép tự động của Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn đã đi vào hoạt động ổn định sau khi khánh thành. Ảnh: Lê Đồng

Sau quá trình triển khai các thủ tục, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện liên quan, vào cuối tháng 10 vừa qua, đã có đồng thời 3 dự án công nghiệp - dịch vụ lớn được khởi công, khánh thành tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Việc động thổ xây dựng hoặc đưa vào vận hành 3 dự án với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng là một tất yếu sau nhiều nỗ lực triển khai của các chủ đầu tư và các ban, ngành liên quan của tỉnh. Xét thấy đây là những dự án có tính khả thi cao, có sự quyết tâm của các chủ đầu tư, mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển chung, Đảng bộ tỉnh đã lựa chọn 2 trong 3 dự án này làm công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đúng vào những ngày cả tỉnh Thanh Hóa đang nhộn nhịp các hoạt động chào đón ngày khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh, Công ty CP Gang thép Nghi Sơn đã tổ chức khánh thành giai đoạn I Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn. Công trình này thuộc Tổ hợp Khu Liên hợp Gang Thép Nghi Sơn, thuộc phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn. Được biết, từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2017, chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan đã triển khai chuẩn bị mặt bằng và hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Từ năm 2018 đến cuối năm 2019, nhà máy được triển khai xây dựng và đến năm 2020 vận hành thử các khâu sản xuất. Dự án Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn, giai đoạn I có công suất 1 triệu tấn phôi thép/năm và 1 triệu tấn thép cán thành phẩm/năm, theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đáng nói, dự án sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới hiện nay là đúc cán liên tục, các lò điện công suất 50 tấn/mẻ kết hợp với máy đúc phôi 4 dòng được liên tục nạp nóng vào hệ thống máy cán với các block cán tốc độ cao. Dây chuyền công nghệ được thiết kế, chế tạo và cung cấp bởi Tập đoàn Daniely hàng đầu thế giới về lĩnh vực luyện kim và sản xuất thép, có trụ sở tại Italia.

Đi vào giai đoạn chính thức vận hành thương mại, nhà máy luyện cán thép được coi là hiện đại bậc nhất tại Việt Nam này đã cung cấp cho thị trường các loại phôi thép, các loại sản phẩm thép cán theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và Nhật Bản. Dự án vận hành thành công và đi vào sản xuất ổn định đã tạo động lực tích cực đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, tạo gần 2.000 việc làm, dự kiến đóng góp khoảng 1.000 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh mỗi năm. Thêm một dự án lớn đi vào hoạt động tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, khẳng định thêm về hiệu quả của tỉnh trong thu hút đầu tư, góp phần quan trọng trong việc huy động nguồn thu cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm tiếp theo.

Cùng thời điểm, một dự án lớn khác là tổ hợp Nhà máy Xi măng Đại Dương được chủ đầu tư là Công ty CP Xi măng Đại Dương tổ chức khởi công tại xã Tân Trường thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn. Còn nhớ cách đây hơn 2 năm, chủ đầu tư có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho xây dựng thêm một nhà máy xi măng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, song nhiều sở, ngành của tỉnh chưa đồng thuận bởi lo tình trạng khủng hoảng thừa xi măng. Chủ tịch UBND tỉnh phải tổ chức riêng một hội nghị để các ngành, các bên liên quan phân tích, bàn bạc. Đại diện chủ đầu tư đã bày tỏ quyết tâm, khẳng định doanh nghiệp sẽ tự tìm đầu ra và chủ động xuất khẩu sản phẩm. Để đến cuối tháng 5-2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy Xi măng Đại Dương giai đoạn I. Xuyên suốt quá trình triển khai các thủ tục liên quan cũng như phối hợp giải phóng mặt bằng, phía chủ đầu tư luôn tích cực và mong muốn sớm được triển khai dự án. Con đường hơn 2km dẫn từ trung tâm xã Tân Trường, qua các khu đồi núi để vào mặt bằng nhà máy cũng được chủ đầu tư bỏ tiền thi công. Hàng trăm lượt máy móc luôn được tăng ca để san lấp mặt bằng suốt nhiều tháng liền trước khi dự án được khởi công. Qua đó có thể thấy, đây là dự án mà chủ đầu tư có tiềm lực, muốn đẩy nhanh tiến độ để dự án sớm đi vào hoạt động.

Theo thiết kế, công suất của nhà máy xi măng khoảng 4,6 triệu tấn xi măng/năm, công suất nhà máy sản xuất vôi công nghiệp 600 nghìn tấn/năm. Thông tin từ phía chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư của tổ hợp dự án mới được khởi công này khoảng 9.120 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sản xuất vào quý III năm 2022. Tại nhà máy, các trang thiết bị sẽ được đầu tư hiện đại theo công nghệ châu Âu, bảo đảm các yêu cầu về môi trường và chất lượng, phục vụ các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Một tín hiệu vui khác cho phát triển hệ thống cảng biển cũng như Khu Kinh tế Nghi Sơn và tỉnh Thanh Hóa nói chung là sự kiện khởi công xây dựng Dự án Cảng tổng hợp Quang Trung của Công ty TNHH Quang Trung. Đây là cảng biển nằm trong quy hoạch chung cảng biển Nghi Sơn, có năng lực bốc xếp hàng hóa theo thiết kế đạt 1,5 triệu tấn mỗi năm. Cảng biển này có tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng với chiều dài bến là 250m, có thể đón tàu có tải trọng lên tới 50.000 DWT.

Tại sự kiện quan trọng này, ông Nguyễn Tiến Hiệu, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, khẳng định: Một trong những điều kiện lớn nhất để Khu Kinh tế Nghi Sơn thu hút được các dự án lớn chính là hệ thống cảng biển. Dự án Cảng tổng hợp Quang Trung nằm trong quy hoạch cảng biển Nghi Sơn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển hạ tầng kỹ thuật chung của toàn khu kinh tế. Khi đi vào hoạt động, nó sẽ thúc đẩy vận chuyển hàng hóa qua cảng biển Nghi Sơn, góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Lê đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]