(Baothanhhoa.vn) - Nhằm khai thác lợi thế vùng miền, nhất là lợi thế tự nhiên, các huyện miền núi tỉnh ta đã mạnh dạn thí điểm đưa những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng, đặc trưng được người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm qua, chính quyền và nhân dân khu vực miền núi đã có nhiều nỗ lực trong việc kết hợp phát triển kinh tế với chú trọng xây dựng hình ảnh về địa phương, thông qua các mặt hàng nông sản được cấp văn bằng bảo hộ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể...). Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho nông sản khu vực miền núi cần có sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền và người sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng thương hiệu cho nông sản khu vực miền núi

Nhằm khai thác lợi thế vùng miền, nhất là lợi thế tự nhiên, các huyện miền núi tỉnh ta đã mạnh dạn thí điểm đưa những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng, đặc trưng được người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm qua, chính quyền và nhân dân khu vực miền núi đã có nhiều nỗ lực trong việc kết hợp phát triển kinh tế với chú trọng xây dựng hình ảnh về địa phương, thông qua các mặt hàng nông sản được cấp văn bằng bảo hộ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể...). Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho nông sản khu vực miền núi cần có sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền và người sản xuất.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản khu vực miền núi

Sản phẩm cam Vân Du (Thạch Thành) đang được xây dựng nhãn hiệu.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, xây dựng thương hiệu chính là cách giúp cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương có sức cạnh tranh và tạo được chỗ đứng trên thị trường. Qua việc xây dựng thương hiệu, người dân được nâng cao kiến thức về nông nghiệp, nông thôn, về quy trình canh tác, chọn giống sản xuất, bảo quản, tiếp thị sản phẩm; quản lý bán hàng, tiến hành các công việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để tránh bị xâm phạm... Đây cũng là cơ sở để bảo vệ và phát triển sản phẩm riêng, đặc trưng từng vùng miền và quảng bá, thu hút khách du lịch. Một điển hình cho việc xây dựng thành công thương hiệu đã thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân chính là sản phẩm Quế Thường Xuân. Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Minh, chủ cơ sở sản xuất tinh dầu quế tại xã Xuân Cẩm (Thường Xuân): Từ năm 2016, khi Cục Sở hữu trí tuệ có Quyết định số 4090/QĐ-SHTT về công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Thường Xuân” cho sản phẩm cây quế ngọc, người dân được tập huấn, tìm hiểu kỹ thuật sản xuất theo quy trình chặt chẽ và bảo đảm chất lượng khi truy xuất nguồn gốc. Khi chất lượng sản phẩm được nâng lên, giá bán sản phẩm quế thô được đăng ký và quản lý tăng từ 20 - 50%, giá bán tinh dầu quế Thường Xuân tăng lên khoảng 100-130% so với thời điểm chưa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, việc được cấp chỉ dẫn địa lý trở thành “Tấm vé thông hành” để quế và các sản phẩm từ quế Thường Xuân có thể tiêu thụ ổn định tại thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài. Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thường Xuân, cho biết: Không chỉ tích cực thực hiện các phương án quảng bá sản phẩm, huyện Thường Xuân còn mở ra nhiều cơ chế “thoáng” cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quế. Những chính sách ưu đãi về mặt bằng, thuế, vốn sản xuất... luôn được huyện ưu tiên quan tâm. Đi đôi với công tác chăm lo cho doanh nghiệp, huyện tập trung thực hiện nhiều giải pháp phát triển vùng nguyên liệu quế. Đến hết tháng 3-2019, trên địa bàn huyện Thường Xuân đã có khoảng 700 ha quế. Qua đó, từng bước hình thành vùng chuyên canh sản xuất quế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo tiền đề để huyện phát triển du lịch, thu hút du khách thông qua sản phẩm đặc sản địa phương.

Trên địa bàn tỉnh ta có 13 sản phẩm nông nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ. Trong đó, khu vực miền núi chỉ có 2 sản phẩm là quế Ngọc Thường Xuân (được công nhận chỉ dẫn địa lý) và kẹo nhãn Lang Chánh (được công nhận nhãn hiệu tập thể). Ngoài ra, các sản phẩm khác như vịt Cổ Lũng và cam Vân Du đang trong quá trình thẩm định cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu công nhận. Hiện có những sản phẩm mang đặc trưng của vùng miền, như: Miến dong Cẩm Bình (Cẩm Thủy), cam vàng (Như Xuân), mật mía (Thạch Thành), mía tím Kim Tân, lợn mán, lợn cỏ, gà đồi... ở các huyện miền núi vẫn chưa xây dựng được các nhãn hiệu sản xuất nhằm bảo hộ thương hiệu. Thống kê trên cho thấy, 11 huyện miền núi tỉnh ta đa dạng về các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng song số lượng sản phẩm được bảo hộ thương hiệu còn ít. Nguyên nhân được các cấp, ngành và một số địa phương đưa ra là do các cá nhân, tổ chức trực tiếp sản xuất nông sản ở khu vực miền núi chưa quan tâm đến sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, số lượng các sản phẩm ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật chưa nhiều, năng suất và chất lượng chưa cao. Mặt khác, các sản phẩm được sản xuất theo hướng VietGAP chưa có nhãn mác và địa chỉ cơ sở sản xuất, chưa được người tiêu dùng biết đến và yên tâm khi lựa chọn.

Có thể khẳng định, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng là vấn đề cần thiết đối với khu vực miền núi; bởi đây là khu vực có nhiều cây, con đặc sản mà những nơi khác không có được. Song, để xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp mang đặc trưng của vùng cần sự nỗ lực của người sản xuất và sự hỗ trợ nhất định của chính quyền địa phương trong việc đăng ký các văn bằng bảo hộ. Có như vậy mới hình thành được tư duy sản xuất hàng hóa và thúc đẩy việc tiêu thụ, mang lại thu nhập cao, bền vững cho người sản xuất.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]