(Baothanhhoa.vn) - Nhằm giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách... Qua đó, góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo có nguồn vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tín dụng chính sách góp phần xóa đói, giảm nghèo

Tín dụng chính sách góp phần xóa đói, giảm nghèo

Cán bộ NHCSXH Ngọc Lặc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi.

Nhằm giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách... Qua đó, góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo có nguồn vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương...

Từng là hộ nghèo của xã, trước đây cuộc sống của gia đình bà Văn Thị Kiều Oanh, ở thôn Phú Quế, thị trấn Yên Cát (Như Xuân) rất khó khăn. Được vay 80 triệu đồng chương trình hộ nghèo từ NHCSXH, gia đình bà Oanh đã đầu tư mua bò giống, trồng rừng sản xuất. Đến nay, gia đình bà Oanh đã thoát nghèo, trở thành hộ dân điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương.

Được biết tháng 3-2018, huyện Như Xuân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 1 trong 8 huyện thoát nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân địa phương, có sự đóng góp quan trọng từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, NHCSXH Như Xuân đã cho hơn 16.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với doanh số cho vay hơn 576 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, nhiều hộ gia đình đã phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 37,8% (năm 2015) xuống còn 7,8% (năm 2020), có rất nhiều mô hình hộ dân vươn lên thoát nghèo trong chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế.

Thực hiện chủ trương “đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội”, cùng với nguồn vốn của Trung ương, tỉnh đã chỉ đạo UBND các cấp quan tâm bố trí ngân sách địa phương bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. NHCSXH Thanh Hóa tập trung huy động vốn của tổ chức, cá nhân, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách toàn tỉnh đạt hơn 10.095 tỷ đồng, tăng 2.812 tỷ đồng so với đầu năm 2016. Trên cơ sở nguồn vốn này, NHCSXH Thanh Hóa đã tập trung triển khai thực hiện 16 chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, như: Chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, vay giải quyết việc làm, cho vay để xây dựng, sửa chữa và mua nhà ở, cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn, cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi... Với việc đầu tư đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở, từ năm 2016 đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp gần 296 nghìn lượt hộ vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh; gần 3.800 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; gần 1.300 lao động vay vốn xuất khẩu lao động; giúp xây dựng hơn 128 nghìn công trình nước sạch, 125 nghìn công trình vệ sinh hợp tiêu chuẩn; gần 10 nghìn hộ được vay vốn làm nhà ở. Đến nay, tổng dư nợ 16 chương trình tín dụng chính sách đang triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt 10.109,5 tỷ đồng, với trên 256 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Để nguồn vốn thực sự đến tay người dân, NHCSXH Thanh Hóa, các địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh phổ biến nội dung, mục đích, ý nghĩa của hoạt động tín dụng chính sách bằng nhiều hình thức. Đáng chú ý, thời gian qua, NHCSXH tỉnh đã ưu tiên nguồn vốn cho vay tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn, địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn sinh sống. Để chuyển tải và quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách, NHCSXH Thanh Hóa đã xây dựng 635 điểm giao dịch trực tiếp tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; thành lập gần 7.000 tổ tiết kiệm và vay vốn, mở rộng mạng lưới đến từng thôn, bản, khu phố để thực hiện bình xét cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn. Ngân hàng thường xuyên phối hợp với các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, giải ngân vốn vay nhanh chóng, kịp thời các nguồn vốn. Các phòng giao dịch tại địa phương cử cán bộ tín dụng đến từng hộ rà soát đối tượng, xác định mục đích vay vốn, xây dựng phương án giải ngân phù hợp. Hằng tháng, hệ thống NHCSXH trong tỉnh kiểm tra hoạt động ủy thác của các tổ chức, sử dụng vốn vay, đối chiếu dư nợ; từ đó phát hiện vướng mắc của từng hộ để kịp thời có phương án khắc phục.

Kiên định mục tiêu là giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, thời gian tới, NHCSXH Thanh Hóa sẽ tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, trọng tâm là tập trung các giải pháp huy động nguồn vốn bổ sung từ Trung ương, nguồn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động tiết kiệm để đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ủy thác, cho vay qua tổ tiết kiệm và vay vốn.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]